Hãy giới thiệu cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nguyên lần 3

2 câu trả lời

Tháng 1-1258, vua Mông Cổ sai tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy trên 5 vạn kỵ binh từ Vân Nam đánh xuống Đại Việt mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ nhất. Sau khi giặc xâm phạm bờ cõi, vua Trần Thái Tông tổ chức đánh giặc tại Bình Lệ Nguyên. Trước thế giặc mạnh, vua rút khỏi thành Thăng Long với kế sách “vườn không nhà trống”. Giặc vào thành, không có lương ăn nên binh lính hoảng loạn. Ngày 29-1-1258, vua Trần đánh bật được giặc ra khỏi kinh thành buộc chúng phải tháo chạy về nước.

Cuối năm 1284, Hốt Tất Liệt sai con trai là Thoát Hoan dẫn 50 vạn quân chia làm 3 hướng tiến đánh Đại Việt. Cánh quân chủ lực do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào Lạng Sơn, một cánh quân khác từ phía Vân Nam và đạo quân thứ 3 do Toa Đô chỉ huy đánh từ phía Chiêm Thành lên. Cuối tháng 1-1285, Trần Quốc Tuấn điều binh chặn giặc tại các mặt trận Lạng Sơn, Sơn Động, Vạn Kiếp, sông Đuống... Cuối tháng 2-1285, vua Trần thực hiện chính sách “thổ tiêu kháng chiến” và rút về Thiên Trường, Trường Yên, giặc tràn vào Thăng Long. Lúc này, Toa Đô từ Chiêm Thành tiến vào Nghệ An. Mặt trận Thanh - Nghệ vỡ, giặc tấn công Trường Yên hòng bắt 2 vua (Thánh Tông và Nhân Tông). Trần Quốc Tuấn đưa 2 vua Trần ra Quảng Ninh lánh nạn, đến tháng 4-1285, ông đưa 2 vua vượt biển vào Thanh Hóa tránh sự truy kích của giặc. Tháng 5-1285, Hưng Đạo Vương dẫn đại quân ra Bắc bắt đầu tấn công giặc trên khắp mặt trận từ Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết, Vạn Kiếp... Sau hơn 1 tháng chiến đấu, quân ta giải phóng Thăng Long, truy kích địch ở bờ bắc sông Hồng, Thoát Hoan chui vào ống đồng tránh bị tên bắn để lính khiêng chạy về nước. Cùng lúc đó, Toa Đô dẫn đại quân ngược sông Hồng tiến vào Thăng Long nhưng đến Tây Kết bị quân ta chém chết tại trận, cuộc xâm lược của Nguyên - Mông lần 2 đã bị thất bại.

Tháng 12-1287, vua Nguyên lệnh cho Thoát Hoan chia 60 vạn quân thành 3 đạo tiến đánh Đại Việt lần thứ 3. Tháng 2-1288, quân Nguyên công phá thành Thăng Long. Trần Quốc Tuấn tiếp tục thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” cất giấu lương thực và tổ chức tập kích vào quân lương của giặc. Bị đánh khắp các mặt, lại thiếu quân lương nên Thoát Hoan quyết định rút lui khỏi Đại Việt. Tháng 4-1288, Ô Mã Nhi dẫn cánh quân thủy chạy ra biển nhưng bị Trần Quốc Tuấn chặn đánh tại sông Bạch Đằng theo kế sách của Ngô Quyền năm xưa. Sau chiến thắng tại Bạch Đằng, Trần Quốc Tuấn tấn công vào quân của Thoát Hoan. Ngày 19-4-1288, Đại Việt sạch bóng quân thù, còn quân Nguyên rơi vào thời kỳ suy yếu.

3 lần chiến thắng quân Nguyên - Mông là một trong những trang sử hào hùng nhất trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Bởi trong vòng 30 năm, quân dân ta đã 3 lần đánh thắng đội quân xâm lược hùng mạnh và hung hãn nhất thời đó, bảo vệ quyền độc lập tự chủ của đất nước, góp phần bảo vệ nền độc lập của các nước Đông Nam Á. Chiến thắng quân Nguyên - Mông là bài học vô giá về sự đoàn kết, trí tuệ tuyệt vời của cha ông ta trong chống giặc ngoại xâm.

 

Quân Trần[sửa | sửa mã nguồn]

Phía Đại Việt đã tiến hành tổng động viên. Lần này lãnh đạo là Trần Nhân Tông. Tướng chỉ huy toàn bộ quân đội là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Tổng số quân nhà Trần khoảng 32 vạn[1] (con số này có lẽ tính gộp cả quân chủ lực lẫn quân địa phương và dân binh)

Trần Nhân Tông đại xá thiên hạ, chỉ trừ những người từng hàng quân Nguyên đều không được đại xá. Nhiều tù nhân được tha, tình nguyện tòng quân ra mặt trận để báo ơn.

Trần Quốc Tuấn với những kinh nghiệm tác chiến thu được sau khi đánh bại quân Nguyên 2 năm trước, sau khi phân tích tình hình quân Nguyên, đã tự tin tâu với vua Trần: "Thế giặc năm nay dễ phá"

Diễn biến[sửa | sửa mã nguồn]Hai bên dàn quân[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 3 tháng 9 âm lịch, Thoát Hoan khởi binh từ đất Ngạc tiến về phía nam, mượn tiếng đưa "An Nam quốc vương" Trần Ích Tắc về nước. Quân Nguyên chia làm 3 cánh:

  1. Cánh thứ nhất theo đường Vân Nam tiến xuống sông Thao và sông Lô như 2 lần trước do Ái Lỗ chỉ huy
  2. Cánh thứ hai là quân chủ lực đi đường châu Khâm, châu Liêm do Thoát Hoan cùng Trình Bằng Phi, Áo Lỗ Xích, dẫn theo Trần Ích Tắc tiến vào biên giới đông bắc.
  3. Cánh thứ 3 là thủy quân do Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp chỉ huy 500 chiến thuyền cùng đoàn vận lương do Trương Văn Hổ phụ trách kéo theo sau.

Phía Đại Việt, Trần Quốc Tuấn thống lĩnh các vương hầu chia quân chống giữ các nơi. Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Khoái mang 3 vạn quân giữ Lạng Sơn;[5] Lê Phụ Trần[cần dẫn nguồn] mang 3 vạn quân vào giữ Thanh – Nghệ; Trần Khánh Dư giữ Vân Đồn; tự Trần Quốc Tuấn đóng binh ở Quảng Yên. Mặt khác, Hưng Đạo Vương sai quân biên giới giáp châu Tư Minh, chia ra đóng các đồn Sa, Từ, Trúc để chống bộ binh địch xâm nhập; lại sai một tướng khác ra giữ Bình Than.

Đụng độ ở biên giới quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]

Cánh quân Nguyên chủ lực do Thoát Hoan và Áo Lỗ Xích chỉ huy tập kết tại Tư Minh vào ngày 18 tháng 12 năm 1287 và bắt đầu vào lãnh thổ Việt Nam ngày 25 tháng 12 năm 1287. Tiến tới Lộc Châu (Lộc Bình, Lạng Sơn) ngày 29 tháng 12 thì Thoát Hoan chia quân làm 2 mũi, một mũi do Trình Bằng Phi và Bột Đa Cáp Đáp Nhĩ chỉ huy có 1 vạn quân người Hán đi từ Vĩnh Bình tới Chi Lăng và một mũi nữa gồm số quân còn lại đi từ Lộc Bình tới Sơn Động; lưu 2500 quân ở lại vận lương, vũ khí và binh phục.

Ngả quân bộ do Aí Lỗ, A Thai và Mãng Cổ Đái chỉ huy từ Vân Nam tiến vào lãnh thổ Đại Việt còn sớm hơn cả ngả chính; ngày 11 tháng 12 đã đến Bạch Hạc.

Thủy quân của Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp chỉ huy xuất phát từ Khâm Châu tiến về vùng bờ biển Đông Bắc của Đại Việt. Ngày 17 tháng 12 năm 1287, lực lượng chiến đấu chính do Ô Mã Nhi chỉ huy tách khỏi lực lượng vận tải lương thực, vài ngày sau thì tiến vào cửa biển Vạn Ninh (Móng Cái) từ đó đi ven bờ tiến tới cửa sông Bạch Đằng và theo sông này tiến vào Vạn Kiếp.

Gần như ngay khi đặt chân vào đất Đại Việt, quân Nguyên và quân Đại Việt đã giao chiến với nhau. Quân từ Vân Nam của Ái Lỗ giao chiến với 4 vạn quân của Trần Nhật Duật tại Bạch Hạc và giành thắng lợi, thu được một số thuyền và giết được Lê Thạch và Hà Anh của Đại Việt.

Các mũi quân của Thoát Hoan vừa qua sông biên giới, Trình Bằng Phi mang quân Hán tiến vào phía Lạng Châu và Lão Thử (Chi Lăng). Nguyên sử chép rằng cánh quân này thắng liền 17 trận, đánh chiếm các đồn Hãm Sa, Tư Trúc.[5] Mũi nhánh thứ hai của Thoát Hoan có Thoát Hoan đi cùng vượt qua ải Khả Lý. Đến đầu năm 1288 thì đóng ở kênh Mao La.

Lực lượng thủy quân Nguyên không tiến vào Thanh - Nghệ rồi đánh ngược ra giống lần trước như nhà Trần dự định vì đã biết quân Trần đề phòng, trái lại tiến thẳng vào miền bắc để hợp binh với Thoát Hoan. Khi Ô Mã Nhi tiến tiến đến Quảng Yên thì giao chiến với quân của tướng Đại Việt là Trần Gia tại vụng Đa Mỗ (mũi Ngọc, Móng Cái). Trần Gia nỗ lực chống lại, chiếm được một số thuyền và đánh đắm vài thuyền lương đầu tiên. Phía Trần Gia cũng bị chết vài trăm người[6] và thế yếu hơn, cuối cùng phải rút lui.

Thoát Hoan nghe tin báo lương thực bị hãm, liền lệnh cho các tướng đi cướp được một số lương thực của Đại Việt để dùng.

Đầu tháng chạp âm lịch, quân Trần tại khắp các đồn ải ở biên giới Lạng Sơn chống đỡ không nổi phải rút lui; một số nơi khác nghe tin thanh thế quân Nguyên quá lớn phải bỏ đồn rút trước khi quân Nguyên đến nơi.[6]

Quân Trần yếu thế, lại bị quân Nguyên cướp lương, nên lui về Vạn Kiếp để bảo toàn lực lượng. Trần Gia tuy thắng được tiền quân thuỷ một trận nhỏ nhưng tiền quân thuỷ của Phàn Tiếp vẫn tiến được qua sông Bạch Đằng vào Bắc Giang. Trần Quốc Tuấn bố trí quân ra chặn ở sông nhưng không cản nổi. Phàn Tiếp gặp được quân bộ của Thoát Hoan.

Trận Vạn Kiếp và phía tây bắc nước ta[sửa | sửa mã nguồn]

Thoát Hoan chia quân đánh chiếm núi Phả Lại và núi Chí Linh (Hải Dương), lập trại vững chắc để bố phòng.

Trình Bằng Phi tiến đánh trại Phù Sơn, quân Trần dùng tên độc giết nhiều quân Nguyên nhưng sau đó Bằng Phi được tiếp viện, lại quay trở lại đánh. Quân Trần rút lui.

Đầu tháng 1 năm 1288, hai cánh quân của Thoát Hoan và Trình Bằng Phi hợp lại tại Vạn Kiếp. Dọc đường từ Lộc Châu đến Vạn Kiếp, cánh Trình Bằng Phi đã giao chiến với quân Đại Việt 17 trận, còn cánh của Thoát Hoan chỉ gặp sự kháng cự yếu ớt. Lực lượng Đại Việt tại Vạn Kiếp rất ít và đã rút lui về Thăng Long.

Thoát Hoan chiếm lấy Vạn Kiếp làm căn cứ đầu não, để ở đây 2 vạn quân, dựng thành gỗ trên núi ở Chí Linh và Phả Lại. Từ đây, quân Nguyên đánh rộng ra xung quanh và tiến về Thăng Long.

Tại mặt trận tây bắc, đạo quân của Aí Lỗ từ Vân Nam theo dòng sông Thao và sông Lô đánh xuống. Quân của các chủ trại Tuyên Quang ra đánh chặn không nổi. Trần Nhật Duật vốn giữ mặt trận Lạng Sơn, sợ địch vào sâu bèn ra đóng ở Bạch Hạc để ngăn quân Aruq. Hai bên giao chiến tất cả 18 trận và cùng bị thiệt hại. Hai tướng nhà Trần là Hà Anh và Lê Thạch bị quân Nguyên bắt giết.

Cuối cùng Trần Nhật Duật thua chạy. Ái Lỗ tiến vào Thăng Long.

tham khảo nhé