hãy chứng minh nền kinh tế của châu phi còn nghèo và lạc hậu ? nguyên nhân của sự nghèo nàn và lạc hậu đó ?
2 câu trả lời
Nguồn tài nguyên khai thác đã không được sử dụng hiệu quả để tập trung vào các chương trình phát triển, trong khi đó, nguồn lợi nhuận khổng lồ từ việc khai thác tài nguyên này bị thâu tóm bởi các nhóm lợi ích (political elites) địa phương kết nối với các doanh nghiệp quốc tế lớn (international coorporations). Một Nhà nước bị lũng đoạn với nạn tham nhũng, cấu kết phe phái, lạm dụng quyền lực (bad governance) càng làm tình hình trở nên nghiêm trọng hơn khi nguồn tài nguyên không được quản lý hiệu quả, và trở thành món mồi ngon để câu xé. Việc đa dạng chủng tộc ở châu Phi, điển hình mỗi nước có 40-80 bộ tộc, bộ lạc khác nhau, mỗi bộ tộc, bộ lạc có nền văn hoá, tiếng nói riêng, không thực sự tạo nên sự thống nhất quốc gia (national unity) và liên tục xảy ra các cuộc tranh chấp, nội chiến, tranh giành quyền kiểm soát nguồn tài nguyên, hoặc vì xung đột lợi ích
Ngược dòng lịch sử một chút, sau giai đoạn thuộc địa những năm 1970s, các nước ở châu Phi có mức GDP hầu như các nước châu Á: tàn phá chiến tranh, bóc lột thực dân, Nhà nước non trẻ. Chỉ sau 30-40 năm, châu Á đã phát triển một cách vượt bậc, cách xa châu Phi, trong khi các nước châu Phi, đặc biệt sub-Sahara châu Phi vẫn “đội sổ”. Lý giải nguyên nhân, có mấy lý do chính sau:
Châu Phi “giàu”, “rất giàu”, thường được xem là lục địa giàu về nguồn tài nguyên (resource-rich continent), chiếm hơn 30% trữ lượng khoáng sản thế giới, trong đó phải kể đến vàng, kim cương, dầu mỏ, đá quý. Tanzania nổi tiếng với vàng, Congo với đồng, Nambia với Uranium, Botswana với kim cương (xem bản đồ khoáng sản châu Phi). Vậy mà gần 50% dân số châu Phi, đặc biệt tập trung ở vùng tiểu vùng Sahara châu Phi, sống dưới chuẩn nghèo thế giới (thu nhập ít hơn $1.25/ngày). Central African Republic liên tục đội sổ là quốc gia nghèo nhất thế giới, có chỉ số Phát triển con người (HDI) thấp nhất thế giới, và là quốc gia không mạnh khoẻ nhất thế giới trong nhiều năm liền.
Một, châu Phi, theo một nghĩa nào đó, đã không bắt kịp cuộc Cách mạng xanh. Các nước châu Á, với việc đầu tư phát triển nông nghiệp, giúp đảm bảo nguồn lương thực (food security), và khi nông nghiệp đảm bảo, sử dụng nguồn lao động thặng dư và vốn tập trung đầu tư công nghiệp và dịch vụ, nói cách khác, xây dựng trụ cột của nền kinh tế đất nước. Trong khi đó, điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết không cho phép các nước châu Phi, đặc biệt các nước ở vùng sub-Sahara châu Phi – ngay cận xích đạo, cùng với hạn hán, lũ lụt, thiếu kinh nghiệm trong việc làm nông (vốn quen với việc hái lượm, săn bắn), việc trồng trọt trở nên khó khăn hơn. Tư duy canh tác tiểu nông, hộ gia đình nhỏ lẹ, làm giảm khả năng canh tác, năng suất thấp mặc dù thiên nhiên khá ưu đãi, đất trù phú, thời tiết êm dịu (sub-Sahara châu Phi không nóng như mọi người vẫn nghĩ!). Lý thuyết khác cho rằng các nhà lãnh đạo châu Phi không mặn mà phát triển nông nghiệp như các kỹ thuật gia (technocrat, politician) chính trị gia châu Á. Mối quan tâm của họ là khai thác nguồn tài nguyên sẵn có hơn là phát triển nông nghiệp (rất nhiều sản phẩm nông nghiệp ở Uganda được nhập khẩu từ các nước khác, đơn cử là Trung Quốc. Việc nhập khẩu thậm chí còn rẻ hơn so với tự sản xuất làm cho các sản phẩm nội địa trở nên kém cạnh tranh).
Châu Phi có tài nguyên thiên nhiên giàu có nhưng là châu lục nghèo nhất thế giới, do: - Hậu quả sự thống trị nhiều thế kỉ qua của chủ nghĩa thực dân. - Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt: Các công ty tư bản nước ngoài tiến hành khai thác quá mức nguồn tài nguyên khoáng sản và rừng khiến các nguồn tài nguyên này bị cạn kiệt, môi trường bị tàn phá. - Các cuộc xung đột sắc tộc, đói nghèo, dịch bênh tràn lan đe dọa cuộc sống người dân…cũng như kim hãm sự phát triển kinh tế của châu lục. - Trình độ dân trí thấp, còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu… - Sự yếu kém trong quản lí đất nước của nhiều quốc gia châu Phi non trẻ.