Giúp mình với mình hứa sẽ vote 5 sao Câu1 :So sánh sự khác nhau giữa vị trí Địa lý của Châu Phi và Châu Mĩ Câu2 : Chứng minh Châu Mĩ là vùng đất của dân nhập cư Câu3 : Vì sao sự khác nhau giữa khu vực Bắc Mĩ đến khu vực Trung và Nam Mĩ

2 câu trả lời

Câu 1: Vị trí địa lí nước ta “nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu Bắc, thiên về phía chí tuyến hơn là phía xích đạo”, lại ở bờ đông bán đảo Đông Dương. Điều đó có ý ngiã như thế nào đối với sự hình thành các đặc điểm địa lí tự nhiên độc đóa của nước ta?

ĐÁP: Phần đất liền nước ta có toạ độ địa lí từ 8030’B đến 23022’B và từ 1020Đ đến 1090Đ. Do vị trí như vậy nên nước ta có những đặc điểm sau:

- Nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu Bắc, ở phía Đông Nam của châu Á, trong vùng gió mùa nhiệt đới điển hình, nên có khí hậu nóng, ẩm. Một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

- Nước ta không bị hoang mạc và bán hoang mạc như một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và châu Phi.

- Nhờ nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, lượng mưa dồi dào nên thực vật phát triển xanh tốt quanh năm. Đặc biệt vị trí đó lại là nơi hội tụ của các hệ thực vật Ấn – Miến từ tây sang và Mã Lai – Inđônexia từ phía nam tới.

- Bờ biển nước ta dài, có nhiều vũng, vịnh. Ngoài biển lại có nhiều đảo và quần đảo. Thềm lục địa chứa nhiều tài nguyên (khoáng sản, hải sản) có giá trị. Ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền. Tuy nhiên, hàng năm cũng có nhiều cơn bão gây tác hại cho sản xuất và sinh hoạt.

 

Câu 2: “Diện tích phần đất liền nước ta thuộc loại trung bình so với nhiều nước khác trên thế giới, nhưng lãnh thổ toàn vẹn của nước ta thì rất rộng lớn”. Nói như vậy có gì mâu thuẩn không? Tại sao?

ĐÁP: Nói như vậy không mâu thuẫn, bởi vì lãnh thổ toàn vẹn của nước ta bao goầm cả phần đất liền, các đảo, quần đảo và vùng biển thuộc chủ quyền nước ta. Diện tích phần đất liền nước ta khoảng 330.363 km2. Nếu so với nhiều nước khác trên thế giới thì không lớn quá, nhưng cũng không nhỏ quá. Ngoài phần đất liền, nước ta còn có một vùng biển rộng gấp nhiều lần so với phần đất liền, với hang nghìn hòn đảo lớn nhỏ, nằm rải rác hoặc hợp thành những quần đảo trong Biển đông, như Hoàng Sa, Trường Sa v.v…Như vậy cả phần đất liền lẫn vùng biển và các đảo, quần đảo của nước ta hợp lại thì lãnh thổ toàn vẹn của nước CHXHCN Việt Nam không nhỏ.

 

Câu 3: Nước ta có bao nhiêu tỉnh và thành phố. Miền Bắc, miền Trung và miền Nam có những tỉnh và thành phố nào?

ĐÁP: Theo tài liệu chính thức năm 2009, nước ta có 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc Trung ương.

- Miền Bắc có 23 tỉnh gồm: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Phú Thọ, Hà Nam, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và 2 thành phố trực thuộc trung ương là Hà Nội và Hải Phòng. Ngoài ra, có 19 thành phố thuộc tỉnh là: Việt trì (thuộc Phú Thọ) và Hạ Long (thuộc Quảng Ninh)…

- Miền Trung có 18 tỉnh gồm: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Có 1 thành phố trực thuộc trung ương là Đà Nẵng, có 18 thành phố thuộc tỉnh là: Thanh Hoá (thuộc Thanh Hoá), Vinh (thuộc Nghệ An), Huế (thuộc Thừa Thiên - Huế), Quy Nhơn (thuộc Bình Định), Nha Trang (thuộc Khánh Hoà) và Đà Lạt (thuộc Lâm Đồng)…

- Miền Nam có 15 tỉnh gồm: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Có 2 thành phố trực thuộc Trung ương là: Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Ngoài ra, còn có 11 thành phố thuộc tỉnh là: Vũng Tàu (thuộc Bà Rịa – Vũng Tàu), Biên Hoà (thuộc Đồng Nai), Mĩ Tho (thuộc Tiền Giang)…

 

Câu 4: Các đảo và quần đảo Côn Đảo, Phú Quốc, Hoàng Sa, Trường Sa thuộc các tỉnh nào?

ĐÁP: Côn đảo là một huyện thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Phú Quốc là một huyện thuộc tỉnh Kiên Giang. Hoàng Sa là một huyện thuộc tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng, còn Trường Sa là một huyện thuộc tỉnh Khánh Hoà.

 

Câu 5: Ở nước ta, tỉnh nào có diện tích lớn nhất, nhỏ nhất?

ĐÁP: Theo số liệu, cho đến năm 2009:

1. Tỉnh có diện tích lớn nhất là Nghệ An (16490.7 km2). Tỉnh có diện tích nhỏ nhất là Bắc Ninh (822.7 km2).

2. Những tỉnh và thành phố có số dân đông nhất là: Thành phố Hồ Chí Minh (7396.5 nghìn người), Hà Nội (6561.9 nghìn người), Thanh Hoá (3406.8 nghìn người), Nghệ An (2917.4 nghìn người), Đồng Nai (2596.4 nghìn người), An Giang (2149.5 nghìn người). Những tỉnh và thành phố có mật độ dân số lớn nhất là: Thành phố Hồ Chí Minh (3530 người/km2), Thành phố Hà Nội (1962 người/km2), Hưng Yên (1226 người/km2), Hải Phòng (1221 người/km2).

 

Câu 6: Tại sao nói Biển Đông nước ta là một biển lớn và nửa kín?

ĐÁP: Biển Đông bao bọc nước ta ở phần phía đông và phía nam, chủ yếu là phía đông nên có tên gọi là Biển Đông (Việt Nam).

Đây là một biển lớn, đứng hàng thứ 2 về diện tích trong số các biển ven Thái Bình Dương. Biển rộng trung bình trên 1000 km, dài khoảng trên 3000 km, diện tích khoảng 3.447.000 km2.

Đặc điểm nổi bật của Biển Đông là tính chất biển nửa kín của nó, được bao bọc 4 phía bởi lục địa châu Á, các quần đảo Philipin, Malaixia và Inđônêxia, chỉ thông ra Thái Bình Dương và các biển lân cận bằng những eo biển hẹp. Ý nghĩa của tính chất biển nửa kín ở chỗ nó làm ảnh hưởng đến đặc điểm của các dòng biển, của thuỷ triều và cả của giới sinh vật (các đàn cá,…)

 

Câu 7: Những đặc điểm cơ bản nào chứng tỏ nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm?

ĐÁP: Nằm gọn trong vùng nội chí tuyến nửa cầu Bắc từ 8030’B đến 23022’B, đồng thời lại nằm gọn trong vùng hoạt động của gió mùa Đông Nam Á, nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, với đặc điểm nổi bật là nóng ẩm và mưa nhiều theo mùa.

- Nhiệt độ trung bình cả năm trong toàn quốc trên 230C, mỗi năm có ít nhất 1200 giờ nắng, cán cân bức xạ quanh năm dương. Tổng lượng nhiệt hoạt động xê dịch từ 8000 đến 10.0000C.

- Lượng mưa trung bình hang năm bằng 1700 – 1800mm, có nơi vượt quá 3000mm (tuy nhiên cũng có nơi chỉ có trên 500mm). Lượng bốc hơi: 700 – 800mm. Nước ta nói chung thừa ẩm.

- Trong một năm có 2 mùa rõ rệt: mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 trùng hợp với mùa gió Đông Bắc thịnh hành và mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 trùng hợp với mùa có gió mùa từ các biển ấm thổi vào theo hướng đông nam và tây nam.

 

Câu 8: Trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam có nói đến các mảnh nền cổ. Vậy nền cổ là gì? Và ở nước ta có những mảng nền cổ nào?

ĐÁP: Nền là một yếu tố cấu trúc cơ bản của vỏ Trái Đất. Nền cổ là một bộ phận của lục địa trước kia được hình thành cách đây hang triệu năm. Các loại đá cấu tạo nên nền cổ đã bị biến chất rất mạnh, trở nên rắn chắc và không bị tác động uốn nếp lại vào những thời kì tạo núi sau này. Các hoạt động địa chất mạnh cũng chỉ có thể làm cho các nền cổ bị nứt vỡ thành từng mảng, có bộ phận được nâng cao, có bộ phận bị sụt xuống. Các bộ phận được nâng cao thường trở thành các cao nguyên rộng lớn, còn các bộ phận sụt lún thường bị các lớp trầm tích dày phủ lên, có khi dày tới 5000 – 8000m. Các lớp trầm tích này có thể bị uốn nếp trong các chu kì tạo núi trẻ hơn hoặc bị các khối mắc ma xâm nhập hoặc phún xuất tạo tạo núi lửa.

Trên lãnh thổ Namcó các mảng nền cổ (còn gọi là các địa khối) tương đối lớn là: mảng nền cổ Vòm Sông Chảy ở phía Bắc và mảng nền cổ Kontum ở phíaNamNgoài ra, còn có những mảng nền cổ nhỏ hơn lộ ra như các khối Phanxipăng, Sông Mã, Puhuat, Rào Cỏ. Mảng nền cổ Kontum là bộ phận phía đông của nền cổ Inđôxini bao gồm cả vùng Hạ Lào, miền Đông Thái Lan và lãnh thổ Campuchia.

 

Câu 9: Trong lịch sử phát triển lãnh thổ, các núi non ở nước ta đã được hình thành trong những thời kì nào?

ĐÁP: Trong lịch sử phát triển của lớp vỏ Trái Đất nói chung, và của cả châu Á, các nhà địa chất học đã xác định được các thời kì xảy ra các vận động tạo núi lớn sau đây:

- Thời kì trước Đại Cổ Sinh cách đây hàng nghìn triệu năm đã có một vài lần xảy ra các vận động tạo núi.

- Trong Đại Cổ Sinh, cách đây từ 285 triệu năm đến 570 triệu năm đã có 2 thời kì vận động tạo núi lớn:

a) Vận động tạo núi Calêđôni cách đây trên 400 triệu năm.

b) Vận động tạo núi Hecxini cách đây khoảng 300 triệu năm.

- Trong Đại Trung Sinh cũng có 2 thời kì vận động tạo núi lớn:

a) Vận động tạo núi Inđôxini cách đây khoảng trên 200 triệu năm.

b) Vận động tạo núi Kimêri cách đây khoảng trên 150 triệu năm.

- Trong Đại Tân Sinh, vào kỉ Đệ Tam, cách đây từ 25 đến 67 triệu năm, có thời kì vận động tạo núi hết sức mãnh liệt. Đó là vận động tạo núi Himalaya – Anpi.

Các thời kì tạo núi lớn đó đều có ít nhiều ảnh hưởng đến sự hình thành địa hình trên lãnh thổ nước ta.

Trước hết, cách đây hang nghìn triệu năm, chắc chắn là trên lãnh thổ nước ta đã có nhiều núi xuất hiện. Những núi đó dần dần đã bị phá huỷ, trở thành các nền cổ mà một vài bộ phận còn sót lại cho đến ngày nay.

Trong vận động tạo núi Calêđôni ở đầu Đại Cổ Sinh, ở miền Bắc các khối nền cổ Vòm Sông Chảy, Phanxipăng và Sông Mã đã được nâng cao và mở rộng them. Ở phía Nam nền cổ Inđôxini cũng bị nứt vỡ mạnh và nhiều bộ phận đã bị sụt lún xuống sâu.

Vận động tạo núi Hecxini xảy ra tương đối yếu ở miền Bắc, chắc chăn đã hình thành nên nhiều dãy núi uốn nếp đá vôi, nhưng các dãy núi này về sau lại bị các vận động tạo núi trong Đại Trung Sinh phát triển tiếp hoặc cải tạo lại. Ở miền Nam vận động tạo núi Hecxini lại khá mạnh, phần lớn các núi non ở phía bắc Đà Nẵng và ở Nam Trung Bộ đều xuất hiện trong thời kì này. Ngoài ra, suốt từ Trường Sơn Bắc trở xuống phía nam đều có hiện tượng xâm nhập hoặc phún xuất măcma.

Trong các vận động tạo núi Trung Sinh, ở miền Bắc hình thành các dãy núi đá vôi dọc song Đà, chạy dài suốt từ Sơn La đến Ninh Bình và các dãy núi cánh cung ở Đông Bắc đều chụm về Tam Đảo. Nhiều hiện tượng xâm nhập và phún xuất măcma cũng đã xảy ra. Trong Đại Trung Sinh, hầu hết lãnh thổ Việt Namđã có chế độ lục địa. Cũng từ đây, tác động bào mòn địa hình của các ngoại lực đã kéo dài khoảng 50 triệu năm, làm cho bề mặt lãnh thổ nước ta bị san bằng và núi non thấp đi rõ rệt.

Trong Đại Tân Sinh, do ảnh hưởng của vận động tạo núi Himalaya xảy ra với nhiều đợt cách nhau, nên địa hình nước ta được trẻ hoá lại. Ở phía bắc, lãnh thổ nước ta đã được cấu tạo vững chắc rtừ cuối Đại Trung Sinh và gắn liền vào khối Hoa Nam, nên ảnh hưởng của vận động tạo núi Himalaya chỉ gây nên các nếp uốn ngầm, nâng cao ở nơi này, làm sụt lún, đứt gãy ở những nơi khác. Do vận động diễn ra thành nhiều đợt có thời gian, cách nhau khá xa, nên địa hình cũng được nâng lên thành nhiều bậc có độ cao khác nhau.

Một ảnh hưởng quan trong nữa của vận động Himalaya là hoạt động mạnh mẽ của macma đã tạo nên những khu vực ba dan rải rác (như ở Điện Biên, Thanh Hoá, Phủ Quỳ, Vĩnh Linh…). Đặc biệt, hiện tượng phún xuất xảy ra rất mạnh ở phía nam, đá ba dan trào ra đã phủ những diện tích rộng trnê các cao nguyên nam Trung Bộ và miền Đông Nam Bộ.

 

Câu 9Địa máng là gì? Hoạt động của địa máng như thế nào?

ĐÁP: Cũng giống như nền, địa máng là một yếu tố cấu trúc của vỏ Trái Đất. Đó là những bộ phận trũng của vỏ Trái Đất bị nước biển phủ ngập. Trải qua một thời gian rất dài, trong địa máng có trầm tích lắng đọng (chiều dày có thể tới 10 – 15 km). Tiếp sau thời kì lắng đọng trầm tích là thời kì hoạt động của địa máng. Các lớp trầm tích được uốn nếp và nâng lên trong các vận động tạo núi. Ở vị trí địa máng bị nước biển phủ ngập trước kia, nay có các dãy núi nổi lên. Độ cao của núi tuỳ thuộc vào cường độ nâng lên mạnh hay yếu. Như vậy có thể coi địa máng là nơi sinh ra các dãy núi uốn nếp, còn vật liệu trầm tích trong địa máng là nguyên liệu hình thành các loại đá cấu tạo nên các dãy núi.

Trong quá trình phát triển lâu dài của một lãnh thổ (qua các thời đại địa chất), sự kế tiếp của các giai đoạn: lúc là địa máng, lúc trở thành nền, rồi lại địa máng…thường xảy ra. Đó là các giai đoạn có chế độ: biển, rồi lục địa, rồi lại biển,…những thời kì biển xuất hiện thường được gọi là thời kì biển tiến, còn các thời kì lục địa xuất hiện là thời kì biển thoái. Ở nước ta, các địa máng cũng đã được hình thành và tồn tại trước khi có các vận động tạo núi xảy ra.

 

Câu 10: Hiện tượng núi non, sông ngòi của nước ta trẻ lại được biểu hiện như thế nào?

ĐÁP: Hiện tượng núi non, song ngòi của nước ta được trẻ lại biểu hiện ở chỗ: hình dạng của núi trở nên sắc sảo, độ cao tăng them, các song ngòi có độ dốc lớn hơn, nước chảy xiết hơn…

 

Câu 11: Tại sao các dãy núi ở nước ta lại có hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung?

Câu 1 : 

- Nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu Bắc, ở phía Đông Nam của châu Á, trong vùng gió mùa nhiệt đới điển hình, nên có khí hậu nóng, ẩm. Một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm