Giúp mình với ạ . Mình cảm ơn ! Câu 1: Nêu một số đại diện động vật Nguyên sinh và môi trường sống của chúng? Động vật nguyên sinh sống tự do và sống ký sinh có những đặc điểm gì? Nêu đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh? Đáp Án : Câu 2: Giải thích đặc điểm cấu tạo thích nghi với lối sống của sứa và thủy tức Câu 3: Vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh giun, sán lá gan nhiều? Câu 3: Rửa tay trước khi ăn và không nên ăn rau sống có liên quan gì đến bệnh giun đũa. Tại sao y học khuyên mỗi người nên tẩy giun từ 1 đến 2 lần trong năm. Câu 4: Vì sao tỷ lệ mắc bệnh giun đũa cao ? Câu 5: Cần có biện pháp gì để phòng tránh giun tròn, giun dẹp ký sinh? Câu 6: Đặc điểm cấu tạo ngoài của:Trai sông, ốc sên, mực? Câu 7: Giải thích tập tính ở nhện, châu chấu thích nghivoiws lối sống? Câu 8: Trình bày tập tính sinh sản ở châu chấu? Vì sao châu chấu phàm ăn? Câu 9: Lấy ví dụ cụ thể để chứng tỏ vai trò của lớp giáp xác và lớp sâu bọ? Câu 10: Giải thích hiện tượng liên quan đến sâu bọ.? ( Địa phương em đã có những biện pháp nào tiêu diệt sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường? Dựa vào cơ sở nào để sử dụng các biện pháp đó )
1 câu trả lời
Câu 1:
Một số đại diện của ngành động vật nguyên sinh: trùng roi, trùng giày, trùng kiết lị, trùng sốt rét,...
Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh:
- Cơ thể có kích thước hiển vi.
- Cơ thể chỉ có cấu tạo 1 tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.
- Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi.
- Phần lớn: dị dưỡng; di chuyển bằng chân giả, lông bơi hoặc roi bơi, một số không di chuyển.
Câu 2:
Sứa và thuỷ tức có cấu tạo chung giống nhau, nhưng sứa thích nghi với đời sông di chuyển ở biến. Khi di chuyển, sứa co bóp dù. đấy nước ra qua lỗ miệng và tiến về phía ngược lại. Tua miệng một số loại sửa sây ngứa, có khi gây bỏng da.
Câu 3:
-Trâu bò nước ta mắc bệnh giun, sán lá gan nhiều vì :
+ Trâu bò nước ta được chăn thả , ăn thức ăn từ tự nhiên mà không được vệ sinh sạch sẽ , trong thức ăn chứa nhiều trứng giun , sán.
+ Trâu , bò uống nước từ nguồn nước không được vệ sinh sạch sẽ.
Câu 3:
Rửa tay sạch để tiêu diệt mầm bệnh kí sinh giun sáng có trong tay của ta , hơn nữa trong rau sống có nhiều mầm bệnh kí sinh trùng mà bằng mắt thường ta khó phát hiện.
Câu 4:
+ Ở nước ta tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao tại vì:
- Nhà tiêu hố xí …chưa hợp vệ sinh, tạo điều kiện cho trứng giun phát triển.
- Ruồi nhặng nhiều… góp phần phát tán bệnh giun đũa.
- Trình độ vệ sinh cộng đồng còn kém: Tưới rau xanh bằng phân tươi, ăn rau sống, bán bánh quà ở nơi có nhiều bụi…
Câu 5:
- Giữ vệ sinh cá nhân : rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường : tiêu diệt ruồi nhặng, không vứt rác bừa bãi, không tưới phân tươi cho rau.
- Giáo dục trẻ bỏ thói quen mút tay.
- Đi giày ủng khi tiếp xúc nơi đất bẩn.
- Kiểm nghiệm thực phẩm và cấm buôn bán các loại thịt trâu, bò, lợn .... bị nhiễm bệnh.
- Tẩy giun, sán định kì 2 lần/ năm.
Câu 6:
*Mực :
- Có vỏ đá vôi tiêu giảm hoặc chỉ giữ lại dưới dạng tấm để nâng đỡ cơ thể.
- Cơ thể mực chỉ gồm: thân và đầu. Đầu có miệng, quanh miệng có 10 tua miệng. Trên tua có các giác bám phát triển. Ở 2 bên đầu có đôi mắt to.
- Lớp áo tạo ra ở mặt bụng một khoang áo rộng có thành cơ phát triển và thông với ngoài qua phễu khoang áo. Đây là cơ quan di chuyển tích cực của mực. Mỗi khi khoang áo phồng ra, nước được hút vào, rồi khi co bóp lại, nước phụt ra qua phễu bụng, làm cơ thể chúng chuyển động ngược lại theo kiểu phản lực.
*Trai sông
- Vỏ trai gồm 2 mảnh được gắn với nhau nhờ dây chằng ở bản lề phía trong.
- 2 cơ khép vỏ bám chắc vào mặt trong của vỏ, giúp điều chỉnh hoạt động đóng, mở vỏ.
- Cấu tạo vỏ gồm 3 lớp: lớp sừng, lớp đá vôi và lớp xà cừ óng ánh phía trong.
Câu 7:
Tập tính chăng tơ của nhện:Chăng dây tơ khungChăng dây tơ phóng xạChăng dây tơ vòngChờ mồiTập tính bắt mồi của nhện:Ngặm chặt và chích nọc độc vào con mồiTiết dịch tiêu hóa vào con mồiTrói chặt mồi rồi treo 1 thời gianHút dịch lỏng ở con mồi.
Câu 8:
Sinh sản theo phân tính , tuyến sinh dục dạng chùm , tuyến phụ sinh dạng ống .
Trứng đẻ dưới đất thành ổ .
- Cấu tạo miệng của châu chấu với hàm trên và hàm dưới to, khỏe nên chúng rất phàm ăn. Chúng ăn thực vật, nhất là ăn lá, chồi non và ngọn cây.
- Phải lột xác nhiểu lần vì chúng có lớp vỏ kitin cứng bọc bên ngoài cơ thể, vỏ cũ phải bong ra để hình thành vỏ mới. Trong thời gian đợi vỏ mới cứng thì châu chấu non lớn lên một cách nhanh chóng.
Câu 9:
Vai trò của lớp Giáp xác :
- Làm thực phẩm, thức ăn cho con người :
+ Thực phẩm đông lạnh : tôm sú, tôm hùm ...
+ Thực phẩm khô : tôm, tép
+ Nguyên liệu làm mắm : tôm sông ...
+ Thực phẩm tươi sống : cua biển, ghẹ ...
- Có giá trị xuất khẩu : tôm rồng, tông càng xanh, cua biển ...
- Làm giảm tốc độ di chuyển của các phương tiện giao thông đường thuỷ: con sun ...
- Kí sinh gây hại cho cá : chân kiếm kí sinh ...
Vai trò của lớp Sâu bọ :
- Làm thuốc chữa bệnh : ong mật ...
- Làm thực phẩm : châu chấu ...
- Thụ phấn cho cây trồng : ong mật, bướm ...
- Thức ăn cho ĐV khác : tằm, ruồi, muỗi ...
- Diệt các sâu hại : ong mắt đỏ ...
- Hại hạt ngũ cốc : mọt ...
- Truyền bệnh : ruồi, muỗi, nhặng ...
Câu 10:
Lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động diệt sâu bọ của chim về ban ngày là vì : Lưỡng cư không đuôi (có số loài lớn nhất trong lớp Lưỡng cư) đi kiếm ăn về ban đêm, tiêu diệt được một số lượng lớn sâu bọ.
Biện pháp phòng chống sâu bọ có hại mà an toàn cho môi trường là phải bảo vệ sâu bọ có ích, dùng biện pháp cơ giới đế diệt sâu bọ có hại, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu độc hại.
Ví dụ: dùng bẫy đèn để bắt các loại sâu rầy hại mùa màng; nuôi ong mắt đô để diệt sâu đục thân; trồng hoa trong ruộng lúa để hạn chế sâu hại do có các loài ong.