giúp mik vs ,câu này mọi người giải chi tiết giúp em vs ạ trong các chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta,chính sách nào là tàn bạo,thâm độc nhất ?giải thích vì sao?
2 câu trả lời
`->` Trong các chính sách cai trị của nhà Minh, chính sách đồng hóa, ngu dân là tàn bạo, thâm độc, nhất, bởi:
`=>` Nhân dân ta đều có phong tục, tập quán riêng. Nhưng nhà Minh đã bắt buộc nhân dân ta bãi bỏ các phong tục, tập quán đẹp đẽ mà bắt dân ta phải theo phong tục, tiếng nói riêng của họ. Việc làm đó chứng tỏ một điều rằng nhà Minh vô cùng tàn bào, thâm độc. Chính những việc làm thâm độc của nhà Minh, nhân dân ta đã quyết tâm nổi dậy chống lại ách đô hộ tàn bạo của nhà Minh.
- Sau khi xâm lược nước ta thành công, nhà Minh đã thi hành chính sách thống trị vô cùng tàn bạo, thâm độc.
- Những chính sách được tiến hành trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị và đặc biệt là văn hóa. Với mục đích muốn đưa nước ta quay lại thời nguyên thủy.
+ Chúng phá hủy các công trình văn hóa tiêu biểu mà các triều đại Lý - Trần đã dày công xây dựng, thiêu hủy sách quý của ta và mang về Trung Quốc nhiều sách có giá trị.
+ Chúng buộc nhân dân ta phải bỏ những phong tục tập quán lâu đời của người Việt.
+ Thi hành chính sách bóc lột, đánh thuế tàn bạo, thực hiện chính sách đồng hóa,…
=> Đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ.
2. Chính sách cai trị của nhà Minh:
- Về chính trị:
+ Thiết lập chính quyền thống trị trên cả nước.
+ Xoá bỏ quốc hiệu Đại Việt, đổi thành quận Giao Chỉ, sáp nhập Đại Việt vào Trung Quốc;
- Về kinh tế - xã hội:
+ Thi hành chính sách đồng hoá và bóc lột nhân dân tàn bạo.
+ Đặt ra hàng trăm thứ thuế nặng nề.
+ Bắt phụ nữ, trẻ em đưa về Trung Quốc bán làm nô tì.
- Về văn hóa:
+ Cưỡng bức nhân dân phải bỏ phong tục tập quán của mình
+ Thiêu huỷ phần lớn sách quý của Đại Việt và mang về Trung Quốc nhiều sách có giá trị.
- Tội ác và chính sách thâm độc đó được Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô đại cáo như sau:
“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa hết mùi”
ND chính
Những chính sách cai trị của nhà Minh: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,...