Giúp, hơi dài ạ. Spam, không đủ = 1* + bc ____________________________________ Câu 1: Phong trào Văn hoá Phục hưng (thế kỉ XIV-XVII ) diễn ra đầu tiên ở đâu? Câu 2: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến phương Đông? Câu 3: Bốn phát minh quan trọng nhất của Trung Quốc thời phong kiến? Câu 4: Trong khoảng 10 thế kỉ đầu SCN sự kiện lịch sử đã diễn ra ở Đông Nam Á? Câu 5: Thăng Long (Hà Nội ngày nay) được chọn làm kinh đô nước ta vào thời …, vào năm …, người quyết định là … Câu 6: Quốc hiệu nước ta thời Đinh, Tiền Lê, đầu thời Lý Câu 7: Thời Đinh – Tiền Lê, các nhà sư được vua trọng dụng vì sao? Câu 9: Lê Hoàn lê ngôi vua đặt niên hiệu là gì? Câu 10: Việc Thái Hậu Dương Vân Nga lấy áo long bào khoác lên người Lê Hoàn và suy tôn ông là vì sao ? Câu 11: Thời Lý tôn giáo phát triển nhất là gì? Câu 12: Lễ cày tịch điền nhằm khuyến khích nông dân sản xuất nông nghiệp được tổ chức lần đầu tiên vào thời nào? Câu 13: Chế độ lần đầu tiên được áp dụng trong bộ máy nhà nước thời Trần? Câu 14: Thắng lợi của 3 lần cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thời Trần để lại cho chúng ta bài học kinh nghiệm trong cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay là gì? Câu 15: Nhận xét, đánh giá về Trần Hưng Đạo. Câu 16: Vì sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu bò? Câu 17: Nhà Lý gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc nhằm mục đích gì? Câu 18: Chủ trương đối phó của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống. Câu 19: Vì sao nhà Tống quyết tâm xâm chiếm Đại Việt? Câu 20: Vì sao Lý Thường Kiệt chủ động giảng hoà? Câu 21: Bằng những kiến thức đã học, hãy chứng tỏ đến thời Lý nền giáo dục Đại Việt bắt đầu phát triển? Câu 22: Những nét chính về luật pháp, quân đội, chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Lý. Câu 23: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên Câu 24: Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên lần 3 có gì giống và khác so với lần thứ nhất và thứ 2?

2 câu trả lời

Câu 1: Phong trào Văn hoá Phục hưng (thế kỉ XIV-XVII ) diễn ra đầu tiên ở: I-ta-li-a

Câu 2: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến phương Đông là: Địa chủ và nông dân lĩnh canh.

Câu 3:  Bốn phát minh quan trọng nhất của Trung Quốc thời phong kiến là: làm giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.

Câu 4: Trong khoảng 10 thế kỉ đầu SCN sự kiện lịch sử đã diễn ra ở Đông Nam Á là: Hàng loạt các quốc gia nhỏ đã được hình thành và phát triển ở phía Nam của Đông Nam Á.

Câu 5: Thăng Long (Hà Nội ngày nay) được chọn làm kinh đô nước ta vào thời Lý, vào năm 1010, người quyết định là Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn)

Câu 6: Quốc hiệu nước ta thời Đinh, Tiền Lê, đầu thời Lý là: Đại Cồ Việt

Câu 7: Thời Đinh – Tiền Lê, các nhà sư được vua trọng dụng vì: họ là những người có học, giỏi chữ Hán.

Câu 9: Lê Hoàn lê ngôi vua đặt niên hiệu là: Thiên Phúc.

Câu 10: Việc Thái Hậu Dương Vân Nga lấy áo long bào khoác lên người Lê Hoàn và suy tôn ông là: bà hi sinh quyền lợi của dòng họ, vượt lên quan niệm của chế độ phong kiến để bảo vệ lợi ích của cả dân tộc.

Câu 11: Thời Lý tôn giáo phát triển nhất là: Phật giáo.

Câu 12: Lễ cày tịch điền nhằm khuyến khích nông dân sản xuất nông nghiệp được tổ chức lần đầu tiên vào thời: Tiền Lê

Câu 13: Chế độ lần đầu tiên được áp dụng trong bộ máy nhà nước thời Trần là: chế độ Thái thượng hoàng.

Câu 14: Thắng lợi của 3 lần cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thời Trần để lại cho chúng ta bài học kinh nghiệm trong cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay là: Phải củng cố được khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Câu 15: Nhận xét, đánh giá về Trần Hưng Đạo: Ông được cử làm Tổng chỉ huy quân đôi tron 3 cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên, đã đưa ra chủ trương kế sách đánh giặc đúng đắn, sáng tạo.

Câu 16: Pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu bò để: bảo vệ sản xuất nông nghiệp

Câu 17: Nhà Lý gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc nhằm mục đích: Đặt quan hệ thân tộc với các tù trưởng dân tộc ít người.

Câu 18: Chủ trương đối phó của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống là: chủ động tiến công để phá thế mạnh của giặc.

Câu 19: Nhà Tống quyết tâm xâm chiếm Đại Việt vì: Do khó khăn về tài chính và sự quấy nhiễu của các tộc người Liêu – Hạ ở biên cương.

Câu 20: Lý Thường Kiệt chủ động giảng hoà vì: Để đảm bảo mối quan hệ hoà hiếu giữa 2 nước và là truyền thống nhân đạo của dân tộc.

Câu 21: Bằng những kiến thức đã học, hãy chứng tỏ đến thời Lý nền giáo dục Đại Việt bắt đầu phát triển?

- Đến thời Lý nền giáo dục Đại Việt bắt đầu phát triển thể hiện qua các sự kiện đó là:

+ Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long để thờ Khổng Tử. Đây cũng là nơi dạy học cho các con vua.

+ Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để chọn quan lại.

+ Năm 1076, mở Quốc Tử Giám cho con em quý tộc đến học (đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam)

+ Sau đó nhà Lý mở rộng cho con em quan lại và những người giỏi trong nước vào đây học tập, tổ chức thêm 1 số kì thi.

Câu 22: Những nét chính về luật pháp, quân đội, chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Lý.

• Luật pháp:

- Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư (đây là luật thành văn đầu tiên của nước ta).

- Nội dung: bảo vệ vua, triều đình; bảo vệ của công, tài sản nhân dân, cấm giết trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

• Quân đội:

- Quân đội thời Lý bao gồm quân bộ và thủy quân.

- Vũ khí có giáo mác, dao, kiếm, cung, nỏ, máy bắn đá.

- Trong quân còn chia làm 2 loại: cấm quân và quân địa phương.

- Nhà Lý thi hành chính sách “Ngụ binh ư nông”

• Chính sách đối nội, đối ngoại:

- Củng cố khối đoàn kết dân tộc

- Đặt quan hệ bình thường với nhà Tống, Chăm-pa.

- Kiên quyết bảo toàn lãnh thổ.

Câu 23: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên .                          

- Nguyên nhân thắng lợi.

- Tất cả các tầng lớp nhân dân đều tham gia

- Nhà Trần đã chuẩn bị chu đáo về mọi mặt

- Tinh thần hi sinh của toàn dân ta, đặc biệt là quân đội nhà Trần

- Những chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của những người chỉ huy

•  Ý nghĩa lịch sử.

- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông – Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của đất nước

- Thể hiện sức mạnh dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược

- Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự Việt Nam

- Để lại nhiều bài học cho đời sau trong cuộc đấu tranh chống xâm lược.

Câu 24: Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược     Mông – Nguyên lần 3 có gì giống và khác so với lần thứ nhất và thứ 2?

- Giống nhau:

+ Tránh thế giặc mạnh lúc đầu, chủ động vừa đánh vừa chặn giặc, vừa rút lui để bảo toàn lực lượng

+ Thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”. Chờ thời cơ phản công tiêu diệt giặc.

- Khác nhau:

+ Lần này tập trung tiêu diệt đoàn thuyền chở lương thực của Trương Văn Hổ để quân Nguyên không có lương thảo nuôi quân, dồn chúng vào thế bị động, khó khăn.

+ Chủ động xây dựng trận địa mai phục trên sông Bạch Đằng, tiêu diệt gọn lực lượng quân giặc, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.

$@ngocnhi267$

$#hoidap247$

Câu 1: Phong trào Văn hoá Phục hưng (thế kỉ XIV-XVII ) diễn ra đầu tiên ở đâu?

“Phong trào văn hóa Phục hưng” là phong trào văn hóa mới của giai cấp tư sản Tây Âu thời trung đại trên cơ sở phục hồi những giá trị, thành tựu của nền văn minh Hy Lạp, Rô-ma thời cổ đại.

- Phong trào bắt đầu từ Italia cuối thế kỉ XIV rồi lan sang các nước Tây Âu.

Câu 2: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến phương Đông?

Quan hệ giữa các giai cấp là quan hệ bóc lột: Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô chủ yếu bằng địa nô

Câu 3: Bốn phát minh quan trọng nhất của Trung Quốc thời phong kiến?

Bốn phát minh lớn của Trung Quốc thời phong kiến là giấy, cách in, la bàn, thuốc súng.

- Giấy: Thế kỉ U TCN, nhờ sự phát triển của nghề dệt, tơ tằm, nhân dân lao động Trung Quốc đã phát minh được cách làm một loại giấy thô sơ bằng tơ.

Câu 4: Trong khoảng 10 thế kỉ đầu SCN sự kiện lịch sử đã diễn ra ở Đông Nam Á?

Khoảng 10 thế kỉ đầu sau Công nguyên, hàng loạt các quốc gia nhỏ đã được hình thành và phát triển ở khu vực phía Nam Đông Nam Á như:

- Vương quốc Cham-pa ở vùng Trung Bộ Việt Nam.

- Vương quốc Phù Nam ở hạ lưu sông Mê Kông.

- Các vương quốc ở hạ lưu sông Mê Nam và trên các đảo của In-đô-nê-xi-a.

Câu 5: Thăng Long (Hà Nội ngày nay) được chọn làm kinh đô nước ta vào thời …, vào năm …, người quyết định là …

Thăng Long được chọn làm kinh đô nước ta vào thời vua Lý Thái Tổ, vào năm 1010, người quyết định là vua Lý Thái Tổ (hay tên thật là Lý Công Uẩn).

Câu 6: Quốc hiệu nước ta thời Đinh, Tiền Lê, đầu thời Lý

Quốc hiệu “Đại Cồ Việt” tồn tại trong lịch sử dân tộc từ năm 968 đến năm 1054, trải qua 3 triều đại: Đinh (968 - 980), Tiền Lê (980 - 1009) và thời kỳ đầu của nhà Lý (1009 - 1054).

Câu 7: Thời Đinh – Tiền Lê, các nhà sư được vua trọng dụng vì sao?

Thời Đinh – Tiền Lê hà sư được trọng dụng vì lúc này đạo Phật có điều kiện được truyền bá rộng rãi hơn trước, giáo dục chưa phát triển nên số người đi học rất ít, mà phần lớn người có học lại là các nhà sư nên họ được nhân dân và nhà nước quý trọng và trọng dụng.

Câu 9: Lê Hoàn lê ngôi vua đặt niên hiệu là gì?

Thái hậu thấy mọi người vui lòng quy phục bèn sai lấy áo long cổn khoác lên người Lê Hoàn, mời lên ngôi Hoàng đế. Từ đó ông lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu là Thiên Phúc năm đầu (980), giáng phong Đinh Toàn làm Vệ vương

Câu 10: Việc Thái Hậu Dương Vân Nga lấy áo long bào khoác lên người Lê Hoàn và suy tôn ông là vì sao ?

Thái hậu Dướng Vân Nga hi sinh quyền lợi dòng họ, đặt lợi ích dân tộc lến trên hết

Câu 11: Thời Lý tôn giáo phát triển nhất là gì?

- Nho giáo, phật giáo, đạo giáo được du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc. Sang thờiđộc lập Nho giáo, Phật Giáo, Đạo giáo có điều kiện phát triển.

Câu 12: Lễ cày tịch điền nhằm khuyến khích nông dân sản xuất nông nghiệp được tổ chức lần đầu tiên vào thời nào?

Đầu xuân năm 987

Câu 13: Chế độ lần đầu tiên được áp dụng trong bộ máy nhà nước thời Trần?

Chế độ Thái thượng hoàng.

Câu 14: Thắng lợi của 3 lần cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thời Trần để lại cho chúng ta bài học kinh nghiệm trong cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay là gì?

Phải củng cố được khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Câu 15: Nhận xét, đánh giá về Trần Hưng Đạo?

Ông được cử làm Tổng chỉ huy quân đôi tron 3 cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên, đã đưa ra chủ trương kế sách đánh giặc đúng đắn, sáng tạo.

Câu 16: Pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu bò?

bảo vệ sản xuất nông nghiệp

Câu 17: Nhà Lý gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc nhằm mục đích gì?

Đặt quan hệ thân tộc với các tù trưởng dân tộc ít người.

Câu 18: Chủ trương đối phó của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống

Chủ động tiến công để phá thế mạnh của giặc.

Câu 19: Nhà Tống quyết tâm xâm chiếm Đại Việt?

Do khó khăn về tài chính và sự quấy nhiễu của các tộc người Liêu – Hạ ở biên cương.

Câu 20: Lý Thường Kiệt chủ động giảng hoà?

Để đảm bảo mối quan hệ hoà hiếu giữa 2 nước và là truyền thống nhân đạo của dân tộc.

Câu 21: Bằng những kiến thức đã học, hãy chứng tỏ đến thời Lý nền giáo dục Đại Việt bắt đầu phát triển?

- Đến thời Lý nền giáo dục Đại Việt bắt đầu phát triển thể hiện qua các sự kiện đó là:

+ Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long để thờ Khổng Tử. Đây cũng là nơi dạy học cho các con vua.

+ Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để chọn quan lại.

+ Năm 1076, mở Quốc Tử Giám cho con em quý tộc đến học (đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam)

+ Sau đó nhà Lý mở rộng cho con em quan lại và những người giỏi trong nước vào đây học tập, tổ chức thêm 1 số kì thi.

Câu 22: Những nét chính về luật pháp, quân đội, chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Lý.

 Luật pháp:

- Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư (đây là luật thành văn đầu tiên của nước ta).

- Nội dung: bảo vệ vua, triều đình; bảo vệ của công, tài sản nhân dân, cấm giết trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

  Quân đội:

- Quân đội thời Lý bao gồm quân bộ và thủy quân.

- Vũ khí có giáo mác, dao, kiếm, cung, nỏ, máy bắn đá.

- Trong quân còn chia làm 2 loại: cấm quân và quân địa phương.

- Nhà Lý thi hành chính sách “Ngụ binh ư nông”

 Chính sách đối nội, đối ngoại:

- Củng cố khối đoàn kết dân tộc

- Đặt quan hệ bình thường với nhà Tống, Chăm-pa.

- Kiên quyết bảo toàn lãnh thổ.

Câu 23: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên .                          

- Nguyên nhân thắng lợi.

- Tất cả các tầng lớp nhân dân đều tham gia

- Nhà Trần đã chuẩn bị chu đáo về mọi mặt

- Tinh thần hi sinh của toàn dân ta, đặc biệt là quân đội nhà Trần

- Những chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của những người chỉ huy

  Ý nghĩa lịch sử.

- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông – Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của đất nước

- Thể hiện sức mạnh dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược

- Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự Việt Nam

- Để lại nhiều bài học cho đời sau trong cuộc đấu tranh chống xâm lược.

Câu 24: Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược     Mông – Nguyên lần 3 có gì giống và khác so với lần thứ nhất và thứ 2?

- Giống nhau:

+ Tránh thế giặc mạnh lúc đầu, chủ động vừa đánh vừa chặn giặc, vừa rút lui để bảo toàn lực lượng

+ Thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”. Chờ thời cơ phản công tiêu diệt giặc.

- Khác nhau:

+ Lần này tập trung tiêu diệt đoàn thuyền chở lương thực của Trương Văn Hổ để quân Nguyên không có lương thảo nuôi quân, dồn chúng vào thế bị động, khó khăn.

+ Chủ động xây dựng trận địa mai phục trên sông Bạch Đằng, tiêu diệt gọn lực lượng quân giặc, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.

Chúc em học tốt^^

           #Nguyet19#