Giúp em vs mụi ngừuuu Dù con đếm được cát sông Nhưng không đếm được tấm lòng mẹ yêu Dù con đo được sớm chiều Nhưng không đo được tình yêu mẹ hiền Dù con đi hết trăm miền Nhưng tình của mẹ vẫn liền núi non Dù con cản được sóng cồn Nhưng không ngăn được tình thương mẹ dành Dù con đến được trời xanh Nhưng không đến được tâm hành mẹ đi Dù con bất hiếu một khi Tình thương mẹ vẫn thầm thì bên con Dù cho con đã lớn khôn Nhưng tình mẹ vẫn vuông tròn trước sau. Ôi tình mẹ tựa trăng sao Như hoa hồng thắm một màu thủy chung Tình của mẹ lớn khôn cùng Bao dung vạn loại dung thông đất trời. Ôi tình mẹ đẹp tuyệt vời Làm con hiếu thảo trọn đời khắc ghi! Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Cho biết phương thức biểu đạt của văn bản trên là gì ? Câu 2. Xác định thể thơ của văn bản trên. Câu 3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài thơ ? Câu 4. Tác dụng của biện pháp tu từ đó là gì ? Câu 5. Nêu nội dung của bài thơ trên. Câu 6. Từ nội dung của bài thơ, em rút ra được bài học gì cho bản thân.

2 câu trả lời

Câu `1:`

Phương thức biểu đạt của văn bản trên là: Biểu cảm.

Câu `2:`

Thể thơ của văn bản trên là: Lục bát.

Câu `3:`

Biện pháp tu từ được sử dung trong bài thơ là:

- So sánh:

"Ôi tình mẹ tựa trăng sao

Như hoa hồng thắm một màu thủy chung"

- Điệp ngữ: "Dù" được lặp lại 7 lần ; "Nhưng" được lặp lại 6 lần ; "Ôi" được lặp lại 2 lần.

Câu `4:`

`=>` Giúp thể hiện được rõ ràng, sâu sắc nhất tình cảm mẫu tử thiêng liêng, cao quý giữa mẹ và con, là thứ tình cảm mẫu tử chân thành nhất, không phải tình yêu đến từ vật chất mà là từ tận sâu con tim, tấm lòng.

`->` Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, dù con có như thế nào thì mẹ vẫn hết lòng yêu thương con, ở bên con, luôn dành trọn tình cảm của mình cho con.

Câu `5:`

`->` Bài thơ trên thể hiện được tình cảm của mẹ đối với con là tình cảm đẹp, cao cả nhất, vô vùng thiêng liêng, vĩ đại và lớn lao không thể tả hết được. Ngoài ra, còn là những sự khổ cực mà người mẹ phải gánh chịu bao lâu, nuôi đứa con lớn khôn, hi sinh rất nhiều cho con, luôn chỉ mong muốn cho con điều tốt nhất.

Câu `6:`

`->` Bài học em rút ra là phải biết yêu thương mẹ, luôn yêu quý, kính trọng mẹ. Luôn phải ghi nhớ, trân trọng và giữ gìn những tình cảm bao la thiêng liêng mà mẹ dành cho mình, không được đạp đổ hay chối bỏ và làm phụ lòng tình yêu thương đó. Phải cố gắng làm tròn trọng trách của chữ "hiếu", của phận làm con ; như vậy mới xứng với tình cảm của mẹ đã hi sinh cho mình.

`1`

`-` PTBĐ : Tự sự + Biểu cảm .

`2`

`-` Thể thơ : lục bát

`3`

`-` Biện pháp tu từ: Điệp ngữ.

`4`

`→` Tác dụng của biện pháp tu từ đó:

`-` Điệp ngữ được sử dụng câu thơ, văn thường có tác dụng nhấn mạnh vào một sự vật, sự việc nào đó hoặc việc lặp lại có chủ đích nhấn mạnh tâm tư, tình cảm, nỗi lòng của nhân vật được nhắc tới trong câu.

`5`

`-` Nói về tình mẫu tử giữa mẹ và con

`6`

`+`Ghi nhớ công ơn của mẹ

`+` Không được bất hiếu

`+` Phải biết trân trọng tình cảm mà mẹ đã dành cho mình.

`#` `Tranhoang40860`

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Trong văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, nhà văn đã sử dụng rất thành công nghệ thuật tương phản. Hai mặt tương phản cơ bản trong tác phẩm được thế hiện rõ nét: một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả; bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ. Những người dân hộ đê quần quật làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử cả rồi; trong khi mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên. Tác giả nhận xét: “Tình cảnh trông thật là thảm”. Viên quan đi hộ đê thì ngược lại. Hắn ta ngồi trong đình ở chỗ cao ráo, an toàn. Người gãi chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài. Khung cảnh nhàn–nhã, đường bệ, nguy nga. Quan chỉ mê bài. Đáng lẽ phải tắm mưa, gội gió, đứng trên đê đốc thúc, thì quan lại ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu, người hạ. Quan gắt khi có người báo tin đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ, bỏ tù người dân báo đê vỡ. Và y tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ, “tình cảnh thảm sầu” không sao kể xiết. Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê bài bạc. Những người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt.

5 lượt xem
1 đáp án
22 giờ trước