Giúp e vs ạ, 6h là e phải nộp r:< Câu 1. Quan sát lược đồ 38.2 trong SGK Địa lí 7, em hãy: a- Kể tên những sản phẩm nông nghiệp chính. b- Cho biết vùng phân bố chủ yếu của chúng. c- Giải thích vì sao Hoa Kì trồng nhiều lúa mì, nuôi nhiều lợn, bò sữa, ven vịnh Mêhicô trồng nhiều cây công nghiệp nhiệt đới, cây ăn quả. Câu 2: Qua bảng số liệu ở trang 124 trong SGK Địa lí 7, em hãy nêu nhận xét về cơ cấu GDP và vai trò ngành dịch vụ của các nước. Câu 3. Cấu trúc địa hình của Nam Mĩ và Bắc Mĩ khác nhau ở những điểm chính nào? Câu 4. Vì sao Trung và Nam Mĩ có khí hậu đa dạng? Câu 5. Quan sát hình 41,1 và hình 42,1 trong SGK, giải thích vì sao giải đất duyên hải phía tây An-đet lại có hoang mạc? Câu 6. Quá trình đô thị hóa Trung và Nam Mĩ có gì khác Bắc Mĩ ?
1 câu trả lời
1.a)Những sản phẩm nông nghiệp chính: ngô, lúa mì, cà phê, bông, đỗ tương, dừa, lạc, bò, lợn, mía,...
b)Vùng phân bố chủ yếu của chúng:
-Lúa mì: phía Nam Canada và phía Bắc Hoa Kì
-Ngô: phía Nam vùng Hồ Lớn
-Mía: ven vịnh Mê-hi-cô
-Bông: ven vịnh Mê-hi-cô
-Trâu, bò: vùng núi và cao nguyên phía Tây
-Lợn: trung tâm Hoa Kì
c)
-Hoa Kì trồng nhiều lúa mì, nuôi nhiều lợn, bò sữa vì:
+Lúa mì là cây lương thực ôn đới mà phần lớn diện tích Hoa Kì nằm trong vành đai ôn đới, có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa mì.
+Lợn: Hoa Kì có ngành trồng trọt rất phát triển tạo nguồn cơ sở thức ăn để chăn nuôi lợn.
+Bò sữa: Hoa Kì có những đồng cỏ tự nhiên trên cao nguyên, vùng núi phía Tây và cơ sở thức ăn từ ngành trồng trọt, thuận lợi cho chăn nuôi bò sữa.
-Ven vịnh Mêhicô trồng nhiều cây công nghiệp nhiệt đới, cây ăn quả vì: khu vực ven vịnh Mê-hi-cô thuộc kiểu khí hậu cận nhiệt đới, phù hợp với điều kiện sinh thái của các loài cây này.
2.-Nhận xét:
+ Nông nghiệp chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu GDP của mỗi nước ở Bắc Mĩ.
+ Dịch vụ có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của Bắc Mĩ, chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP của mỗi nước ở Bắc Mĩ.
-Vai trò:
+Cung cấp nguyên liệu vật tư sản xuất cho các ngành kinh tế.
+Tiêu thụ sản phẩm tạo ra mối liên hệ gữa các ngành sản xuất trong và ngoài nước.
+Tạo ra nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, tạo nguồn thu nhập lớn.
3.
*Khác nhau:
-Bắc mĩ:
+Phía đông : Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo.
+Ở giữa : Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.
+Phía tây : Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ.
- Nam Mĩ:
+Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin.
+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.
+Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi.
4.Trung và nam mỹ có khí hậu đa dạng vì:
+Châu nam mỹ trải dài trên nhiều vĩ độ địa lý nên tác động của bức xạ mặt trời là khác nhau.
+Hai bên đều là bờ biển có dòng biển nóng và dòng biển lạnh chạy qua
+Do đặc điểm của địa hình bờ đông là dãy núi An-đét chạy dọc theo bờ biển, bờ tây là đồng bằng.
5.Do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê-ru. Đây là dòng biển chạy sát bờ phía tây, hơi nước từ biển vào gặp lạnh bị ngưng đọng thành sương mù. Khi vào trong đất liền, không khí đã mất hơi nước, không gây mưa, tạo điều kiện cho hoang mạc hình thành.
6.
-Đô thị hoá của Bắc Mỹ gắn liền với quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ và lâu dài nên ít có những tiêu cực.
-Đô thị hoá của Trung và Nam Mỹ mang tính tự phát (do nông dân mất đất, thất nghiệp, nghèo đói…nên bỏ ra thành thị để tìm việc làm) nên có nhiều tiêu cực. Gần 1/2 dân thành thị ở Trung và Nam Mỹ sống ở ngoại ô trong các khu nhà ổ chuột.