-Giun dẹp thường kí sinh ở bộ phận nào trong cơ thể và động vât?Vì sao? -Rút ra đặc điểm chung của ngành Giun dẹp. -Sán dây có đặc điểm cấu tạo nào đặc trưng do thích nghi với kí sinh trong ruột người? -sán lá gan ,sán dây , sán lá máu xâm nhập cơ thể vật chủ qua các con đường nào ? -Để phòng chống Giun dẹp kí sinh ta cần phải làm gì? -Mọi nhười giúp mình với ạ ,càng nhanh càng tốt

2 câu trả lời

Câu 1:

-Giun dẹp thường kí sinh ở ruột, gan, máu (vì nơi giàu chất dinh dưỡng) của cơ thể người và động vật.

Câu 2:

-Đặc điểm chung của ngành Giun dẹp:

      +Cơ thể dẹp và đối xứng hai bênphân biệt đầu đuôi

      +Lưng bụng; ruột phân nhiều nhánh, chưa có ruột sau và hậu môn.

- Lấy đặc điểm “dẹp” để đặt tên ngành vì tất cả các loài của ngành đều có đặc điểm cơ thể dẹp.

Câu 3:

-Chúng có cơ quan giác bám tăng cường (có 4 giác bám, một số có thêm móc bám).

-Dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu chất dinh dưỡng có sẵn có ruột người qua thành cơ thể, nên rất hiệu quả.

-Mỗi đốt có một cơ quan sinh sản lưỡng tính.

Câu 4:

-Sán lá, sán (lây xâm nhập vào cơ thề chủ yếu qua con đường tiêu hóa.

-Riêng sán lá máu, ấu trùng thâm nhập qua da.

Câu 5:

Các biện pháp phòng bệnh giun sán

- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.

-Không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất.

-Không để trẻ bò lê la dưới đất.

-Cắt móng tay, đi dép thường xuyên

-Bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.

Chúc bn học tốt nhé!

Xin ctlhn ạ!

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

-Giun dẹp thường kí sinh ở ruột non, gan,... bởi vì các bộ phận này thường có nhiều chất dinh dưỡng của động vật

+Đặc điểm chung của ngành giun dẹp là:
+Cơ thể dẹp (dĩ nhiên,nghe tên đã bít ròi),đối xứng 2 bên.
+Cơ thể phân biệt đầu ,lưng,bụng,......
+Ruột phân nhánh nhưng chưa có hậu môn ,cơ quan sinh sản phát triển.
+Cơ thể trải qua nhiều giai đoạn ấu trùng.
-Sán dây có đặc điểm cấu tạo đặc trưng do thích nghi với kí sinh trong ruột người?

+Chúng có cơ quan giác bám tăng cường (có 4 giác bám, một số có thêm móc bám).

+Dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu chất dinh dưỡng có sẵn có ruột người qua thành cơ thể, nên rất hiệu quả.

+Mỗi đốt có một cơ quan sinh sản lưỡng tính.

-Con đường xâm nhập vào cơ thể vật chủ của sán lá gan, sán lá máu, sán dây:

+Sán lá, sán (lây xâm nhập vào cơ thề chủ yếu qua con đường tiêu hóa.

+Riêng sán lá máu, ấu trùng thâm nhập qua da.

+Vì vậy, cần phải ăn uống vệ sinh, thức ăn nấu chín (không nên ăn thịt tái, tiết canh), uống nước đun sôi để nguội. Khi tấm rửa, cần chọn nơi nước sạch, tránh gặp phải ấu trùng sán lá máu. Ở nước ta, tỉ lệ mắc bệnh sán lá gan, sán lá máu ở người cao.

-Các biện pháp phòng bệnh giun sán- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.