giải thích tại sao các nước thu nhập thấp lại có tổng nợ nước ngoài lớn

2 câu trả lời

Nước đang phát triển là một quốc gia  bình quân mức sống còn khiêm tốn, có nền tảng công nghiệp chưa được phát triển hoàn toàn và có chỉ số phát triển con người (HDI) cũng như thu nhập bình quân đầu người không cao. Ở các quốc gia này, ngoại trừ nhóm thiểu số (các nước công nghiệp mới) đạt đến được mức khá hoặc cao, phần lớn còn lại có thu nhập bình quân đầu người và chỉ số phát triển con người chỉ ở mức trung bình.

Mức độ phát triển của một xã hội bao hàm cơ sở hạ tầng hiện đại (cả về mặt vật chất và thể chế) và sự chuyển đổi ra khỏi những lĩnh vực sản xuất tạo ra giá trị gia tăng thấp như nông nghiệp và khai thác tài nguyên tự nhiên. Ở các quốc gia phát triển, hệ thống kinh tế dựa trên sự tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững ở những lĩnh vực dịch vụ, giáo dục, nghiên cứu phát triển, thông tin, v.v..

Việc áp dụng thuật ngữ nước đang phát triển cho toàn thể các nước chưa đạt trình độ nước phát triển trong nhiều trường hợp là không thích hợp, không ít quốc gia nghèo không hề có những cải thiện tình hình kinh tế thậm chí là suy giảm.

Các quốc gia có sự tiến bộ vượt trội so với các nước đang phát triển nhưng chưa đạt tới trình độ của các nước phát triển được đưa vào nhóm nước mới công nghiệp hóa.

Sự phát triển của một đất nước được đo đạc bằng các chỉ số thống kê như tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/người), tuổi thọ trung bình, tỷ lệ người biết chữ, v.v. Liên hợp quốc xây dựng Chỉ số phát triển con người, một chỉ số tổng hợp của các thống kê trên để xác định mức độ phát triển con người ở mỗi quốc gia.

Nước đang phát triển, nói chung, là các quốc gia có mức sống thấp, chưa đạt được mức độ công nghiệp hóa  GDP danh nghĩa tương xứng với quy mô dân số. Có một sự tương quan chặt chẽ giữa mức thu nhập bình quân đầu người thấp với sự gia tăng dân số nhanh chóng, kể cả giữa các quốc gia và giữa các nhóm dân cư trong một quốc gia.

Thuật ngữ "nước đang phát triển" nhiều khi được thay thế bởi một số tên gọi khác, ví dụ như: "nước kém phát triển", "nước chậm phát triển", "nước nông nghiệp", "Thế giới thứ ba", "Nam bán cầu", thậm chí "nước kém phát triển nhất",...

Xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

  • Thái độ và năng lực bản thân:
  • Thái độ và nền văn hóa.
  • Năng lực và lối ứng xử của tầng lớp lãnh đạo xã hội.
  • Tỷ lệ mang thai và sinh đẻ cao.
  • Cơ cấu và các định chế pháp luật:
  • Luật pháp không được thực thi nghiêm minh.
  • Tha hóa, tham ô của giới công chức.
  • Vai trò và vị trí của quốc gia trong tiến trình văn hóa, lịch sử.

Kinh tế và chính trị[sửa | sửa mã nguồn]

  • Sự hoang hóa của đất đai và tàn phá các nguồn lực kinh tế bởi xung đột quân sự.
  • Xung đột, bất ổn chính trị hoặc xã hội kéo dài.
  • Kìm kẹp tự do kinh tế.
  • Thiếu biện pháp bảo vệ những ngành công nghiệp còn non trẻ.
  • Sự bóc lột của các nước phát triển.
  • Nền kinh tế đóng cửa và thiếu quyết tâm mở rộng giao lưu với thế giới bên ngoài.
  • Quản lý ngặt nghèo, mức thuế nặng nề, không khuyến khích đầu tư.
  • Giáo dục và thông tin không được quan tâm thích đáng.
  • Thiếu sự thúc đẩy, can thiệp của chính phủ để phát triển kinh tế.

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nên cần nguồn vốn lớn để xây dựng
cơ sở hạ tầng, đầu tư cho phát triển. Tuy nhiên, Việt Nam có thâm hụt ngân sách cao,
tỷ lệ thu nhập, tỷ lệ tiết kiệm và dự trữ ngoại hối thấp dẫn đến không đủ nguồn lực
đầu tư cho phát triển. Vì vậy, nguồn vốn vay bên ngoài là một trong những nguồn lực
quan trọng để bù đắp thiếu hụt để phát triển đất nước, góp phần bắt kịp với các nước
trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, vay nước ngoài càng nhiều có giúp nền kinh tế
Việt Nam tăng trưởng cao bởi vì hàng năm Chính phủ phải dành gần 25% ngân sách
để trả nợ? Dòng vốn nước ngoài tác động như thế nào đến đầu tư, tiêu dùng và thương
mại cũng như tăng trưởng kinh tế của các nước đi vay? Nghiên cứu tác động của nợ
nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2000-2016 nhằm tìm
ra câu trả lời cho những câu hỏi nêu trên.
Nghiên cứu đã xem xét tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế
Việt Nam bằng phương pháp định lượng trên cơ sở sử dụng ước lượng MIDAS. Kết
quả nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh
tế trong giai đoạn nghiên cứu. Ngoài ra, các biến số về độ mở nền kinh tế, tỷ giá cũng
như lạm phát cũng tác động đến tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã sử dụng phương pháp định lượngVECM để
xem xét, đánh giá tác động của ngưỡng nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế. Kết
quả đã cho thấy tồn tại ngưỡng nợ nước ngoài trong giai đoạn nghiên cứu. Đây là cơ
sở quan trọng để đưa ra các khuyến nghị chính sách trong công tác quản lý, sử dụng
nợ nước ngoài của Việt Nam trong tương lai.
Tóm lại, nghiên cứu là một bằng chứng thực nghiệm để minh chứng về tác
động tích cực của nợ nước ngoài trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam trong
giai đoạn đổi mới. Bằng chứng thực nghiệm là cơ sở để đưa ra các khuyến nghị chính
sách cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách về vấn đề này để sử dụng hiệu quả
nguồn vốn nợ nước ngoài trong đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội quốc gia trong tương
lai.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm