Giai đoạn Nội dung Thế kỉ XII ............... XV-VII ............... Thế kỉ XVIII ...............
2 câu trả lời
I. Các thành phần của văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX :
1. Văn học chữ Hán :
- Xuất hiện sớm (trước thế kỉ thứ X)
- Là những sáng tác bằng chữ Hán của người Việt.
- Thể loại : chiếu, hịch, truyện truyền kì, kí sự, tiểu thuyết chương hồi…
2. Văn học chữ Nôm :
- Xuất hiện khoảng cuối thế kỉ XIII.
- Sáng tác bằng chữ Nôm.
- Thể loại : phú, văn tế, thơ Đường luật…
II. Các giai đoạn phát triển của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX :
1. Giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV
a. Hoàn cảnh lịch sử :
Giành được quyền độc lập tự chủ, lập nhiều kì tích trong kháng chiến chống ngoại xâm.
b. Nội dung : mang nội dung yêu nước và âm hưởng hào hùng.
c. Nghệ thuật :
- Văn học chữ Hán với các thể loại tiếp thu từ Trung Quốc có những thành tựu lớn như văn chính luận, thơ phú…
- Văn học chữ Nôm đặt những viên gạch đầu tiên trên con đường phát triển của văn học viết bằng ngôn ngữ dân tộc với một số bài thơ, bài phú Nôm.
d. Tác giả, tác phẩm :
- Nam quốc sơn hà – Lý Thường Kiệt.
- Chiếu dời đô – Lý Công Uẩn.
- Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn.
- Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão.
- Phú sông Bạch Đằng – Trương Hán Siêu.
2. Giai đoạn từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII.
a. Hoàn cảnh lịch sử :
Chống quân Minh, nội chiến.
b. Nội dung :
Yêu nước (ca ngợi và phản ánh hiện thực)
c. Nghệ thuật :
Văn chính luận, văn xuôi tự sự, thơ Nôm Đường luật…
d. Tác giả, tác phẩm :
- Bình Ngô đại cố - Nguyễn Trãi.
- Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ
3. Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX :
a. Hoàn cảnh lịch sử :
Trịnh – Nguyễn phân tranh, chống Xiêm, Thanh.
b. Nội dung : chủ nghĩa nhân đạo
c. Nghệ thuật : văn xuôi, văn vần, khúc ngâm, hát nói, truyện thơ…
d. Tác giả, tác phẩm :
Truyện Kiều – Nguyễn Du
Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn
4. Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX :
a. Hoàn cảnh lịch sử :
Chống thực dân Pháp
b. Nội dung : Yêu nước (hào hùng, bi tráng)
* Điểm mới của văn học thế kỉ XVII - XVIII:
- Văn học chữ Hán:
+ Cùng với sự suy thoái của Nho giáo, văn học chữ Hán mất dần vị thế.
+ Tuy vậy, ở Đàng Trong, xuất hiện một số nhà thơ, hội thơ, nhà nghiên cứu biên soạn các sưu tập thơ văn, một số người viết truyện kí,… góp phần làm cho văn học thêm phong phú.
- Văn học chữ Nôm: phát triển.
+ Xuất hiện nhiều nhà thơ Nôm nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ,…
+ Hình thành những áng thơ Nôm bất hủ như: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc,…
- Văn học dân gian: phát triển.
+ Trong nhân dân hình thành và phát triển một trào lưu văn học dân gian khá rầm rộ, nhân dân sáng tác hàng loạt ca dao, tục ngữ, truyện cười, truyện dân gian,…
+ Văn học dân gian ở các vùng dân tộc ít người cũng phát triển, phản ánh cuộc sống tinh thần và tâm linh của người dân đương thời.
* Điểm mới này nói lên:đời sống nhân dân ngày càng đa dạng, phong phú. Văn học, thơ ca không chỉ phát triển ở một bộ phận nữa mà được phổ biến rộng rãi trong toàn thể quần chúng nhân dân.