Em hãy tìm ít nhất 15 câu tục ngữ về Hải Phòng

1 câu trả lời


  1. Hải Phòng có bến Sáu Kho
    Có sông Tam Bạc, có lò Xi măng

  2. Đứng trên đỉnh núi ta thề
    Không giết được giặc, không về Núi Voi

  3. Thuốc lào Vĩnh Bảo
    Chồng hút, vợ say
    Thằng con châm đóm
    Lăn quay ra giường

  4. Dù ai buôn đâu, bán đâu
    Mùng chín tháng tám chọi trâu thì về
    Dù ai bận rộn trăm nghề
    Mùng chín tháng tám nhớ về chọi trâu

  5. Sấm động biển Đồ sơn
    Vác nồi rang thóc
    Sấm động bên sóc
    đổ thóc ra phơi

  6. Nhất cao là núi U Bò
    Nhất đông chợ Giá, nhất to sông Rừng
     

  7. Chín con theo mẹ ròng ròng.
    Còn một con út nẩy lòng bất nhân
     

  8. Đầu Mè, đuôi Úc
    Giữa khúc Nụ Đăng (Tiên Lãng)

  9. My Sơn bắc ngật văn chương bút
    Triều thủy nam hồi phú quí nguyên
     

  10. Sâu nhất là sông Bạch Đằng
    Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan

  11. Cá rô đầm Sét
    Nước mắm Vạn Vân
    Cam Đồng Dụ
    Cau Văn Ú
    Vú Đồ Sơn

  12. Ai về thăm xóm Lò Nồi 
    Mà xem cái bát sáng ngời nước men 

  13. Đứng trên đỉnh núi ta thề 
    Không giết hết giặc, không về núi Voi 

  14. Hỡi cô thắt dải lưng xanh 
    Có về Tiên Lãng với anh thì về 
    Tiên Lãng sông nước bốn bề 
    Có nghề trồng thuốc, có nghề chiếu gon 

  15. Giếng Tiên Đôi vừa lành vừa mát 
    Đường Tiên Đôi gạch lát đễ đi 

  16. Đống Đa ghi để lại đây
    Bên kia Thanh Miếu bên này Bộc An

  17. Sâu nhất là sông Bạch Đằng
    Ba lần giặc đến ba lần giặc tan
    Cao nhất là núi Lam Sơn
    Có ông Lê Lợi trong ngàn tiến ra

  18.  Vải Quang , hung Láng , ngổ Đầm
    Cá rô Đầm Sét , sâm cầm Hồ Tây

  19. Đồng Đăng có phố Kì Lừa
    Có nàng Tô Thị , có chùa Tam Thanh

  20. Đông Ba Gia Hội hai cầu
    Ngó lên Diệu Đế bớn lầu hai chuông

  21. Ai về đến huyện Đông Anh
    Ghé thăm phong cảnh Loa Thành Thục Vương

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Đọc kĩ văn bản sau và trả lời những câu hỏi bên dưới: Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên Đán. Bây giờ ai ai cũng bận sắm sửa chuẩn bị cho ngày Tết đầu năm. Tết ngày nay không còn như ngày trước nữa, bởi có lẽ thời gian đã làm mai một, phai mờ đi nhiều giá trị đặc trưng của quá khứ. Tết ngày xưa là dịp được hội ngộ với bà con, bạn bè đã lâu không gặp, để rồi tay bắt mặt mừng, cùng ngồi xuống, hàn huyên kể cho nhau nghe về một năm đã qua. Thời của ông bà, bố mẹ chúng tôi, nhắc đến Tết là nhắc đến tiếng pháo nổ đôm đốp giòn tan trước cửa nhà nhà ngày đầu năm, nhắc đến những lúc cả nhà cùng nhau gói bánh, ngồi canh bếp lửa và hàn huyên đủ thứ chuyện bên nồi bánh chưng. Tuy một vài trong những đặc trưng Tết này đã không còn nhưng mỗi khi nhắc lại, không một ai là không bồi hồi nhung nhớ về một thời đã qua. Háo hức nhất vẫn là lũ trẻ con chúng mình. Chỉ khi Tết đến, mới có lý do chính đáng để xin bố mẹ sắm đồ mới, được đi du xuân, thăm chúc Tết họ hàng cùng bố mẹ và nhận những bao lì xì mừng tuổi đỏ chót. Tết ngày nay dường như lũ trẻ mất hẳn niềm vui hóng Tết bởi đã được ăn ngon mặc đẹp quanh năm, nếu có cũng chỉ là mong Tết để được nghỉ học đi du lịch. Những bao lì xì, những bộ đồ mới vẫn khiến chúng háo hức, tuy nhiên mức độ cũng giảm đáng kể bởi các em không còn thiếu thốn như xưa. Tết nay cũng không còn mấy gia đình tự làm bánh chưng nữa mà chủ yếu là đi mua ngoài hàng, vừa tiện lại có nhiều mẫu mã lựa chọn. Ngày nay, muốn chúc tết ai, người ta chỉ cần cầm chiếc điện thoại di động lên, nói qua loa vài câu, hay nhắn vài dòng tin là đã làm xong “nhiệm vụ” lễ nghĩa. Không còn phải đến tận nhà, trực tiếp nói câu chúc như ngày xưa nữa. Tết nay không chỉ ngược xuôi những chuyến đi về của công nhân, sinh viên về quê ăn Tết mà còn là những chuyến đi xa của những người dư giả như món quà tự thưởng cho bản thân sau một năm học tập và làm việc căng thẳng. Nhiều người cảm thấy không còn sự hào hứng, đón chờ Tết như ngày xưa nữa. Vì đã trưởng thành hay Tết đang nhạt dần? Tôi cũng chẳng rõ nữa. Đấy còn tùy vào cái nhìn và cách cảm nhận của mỗi người. Riêng tôi thì vẫn háo hức mong chờ Tết, để đêm 30 lại cùng cả nhà xem Táo Quân, để được sum họp cùng gia đình và để được trao nhau những yêu thương ngọt ngào không bao giờ dứt. Cuộc sống ngày càng hiện đại phát triển, ngày Tết cũng vì thế mà có không ít sự thay đổi. Thế nhưng nếu chúng ta vẫn luôn ghi nhớ, hướng về cái Tết cổ truyền thì nó vẫn sẽ vẹn nguyên giá trị trong lòng mỗi người. (Theo nguồn Internet) Câu 1: Xác định kiểu bài và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

7 lượt xem
2 đáp án
16 giờ trước