.Em hãy kể tên một số đại diện của lớp sâu bọ có lợi cho con người và vai trò cụ thể của các đại diện đó -Gấp , ko mạng
2 câu trả lời
Đáp án:
Giải thích các bước giải:Chương I : Ngành động vật nguyên sinh
Bài 4 : Trùng roi
Câu 1 : Sống nơi ao tù, nước đọng, ruộng ...
Câu 2 : Giống : có chất diệp lục. Khác : là động vật, có khả năng di chuyển.
Câu 3 : Chú thích hình trùng roi : (lưu ý số thứ tực trong hình có thể thay đổi ví dụ như số 1 không nằm ở roi mà là số khác.
Bài 5 : Trùng biến hình và trùng giày.
Câu 1 : Cách bắt mồi và tiêu hóa mồi của trùng biến hình:
Khi một chân giả tiếp cận mồi
Lập tức hình thành chân giả thứ 2 vây lấy mồi
Hai chân giả kéo dài nuốt mồi vào trong chất nguyên sinh.
Không bào tiêu hóa tạo thành và bao lấy mồi.
Câu 2 Cách bắt mồi và tiêu hóa của trùng giày
Thức ăn được đưa vào miệng nhờ lông bơi
Thức ăn qua miệng, hầu và vào trong không bào tiêu hóa
Không bào tiêu hóa rời hầu và đi theo 1 quỹ đạo nhất định
Thức ăn được tiêu hóa biến thành chất dinh dưỡng bởi enzym
Chất thải được đưa ra ngoài qua lỗ thải.
Bài 6 : Trùng kiết lị và trùng sốt rét
Câu 1 : Sự khác nhau về cấu tạo giữa trùng kiết lị và trùng biến hình
Trung kiết lị và biến hình giống nhau về mặt cấu tạo, chỉ khác nhau ở chân giả trùng kiết lị ngắn hơn trùng biến hình.
Câu 2 : Cách phòng bệnh sốt rét:
Ngủ giăng mùng
Làm sạch các nơi nước đọng, vệ sinh nhà cửa
Thả cá diệt lăng quăng
Câu 3 : Cách phòng bệnh kiết lị :
Rửa tay trước khi ăn
Ăn chín, uống sôi.
Câu 4: kể tên 4 loài động vật nguyên sinh mà em biết : trùng roi, trùng giày, trùng biến hình, kiết lị...
Bài 7: Đặc điểm chung và vai trò của động vật nguyên sinh
Câu 3: Có các hình thức sinh sản vô tính như : phân đôi cơ thể theo chiều ngang, chiều dọc và sinh sản hữu tính.
Chương II : Ngành ruột khoang
Bài 8 : Thủy tức
Câu 1: Nêu các cách di chuyển của thủy tức
Có 3 cách : Bơi, Sâu đo, lộn đầu
Câu 2 : Nêu các hình thức sinh sản của thủy tức: Có 3 cách sinh sản : mọc chồi, sinh sản hữu tính, tái sinh.
Bài 9: Đa dạng ngành ruột khoang
Câu 1: Kể tên 4 loài thuộc ngành ruột khoang mà em biết : Thủy tức, hải quỳ, sứa, san hô.
Câu 2: Chú thích hình cấu tạo cơ thể sứa : (hình 9.1 trang 33): Lưu ý số thứ tự có thể thay đổi, không học vẹt, nhận biết các cơ quan của cơ thể sứa.
Bài 10: Đặc điểm chung của ngành ruột khoang:
Chương III : Ngành giun
Bài 11: Ngành giun dẹp - Sán lá gan
Câu 1 : Nêu hoặc vẽ vòng đời sán lá gan
Cách 1
Trứng sán trong động vật ăn cỏ theo phân ra môi trường ngoài.
Gặp nước, nở thành ấu trùng có lông.
Ấu trùng này kí sinh trong ốc ruộng, phát triển thành ấu trùng có đuôi.
Ấu trùng có đuôi bám vào thực vật thủy sinh ở dạng kén sán.
Trâu, bò ăn phải thực vật có kén sán sẽ bị nhiễm, kén sán phát triển thành sán lá gan.
Cách 2 : Vòng đời sán lá gan hình 11.2 trang 42: Thay hình vẽ bằng các chú thích 1, 2, 3...
Câu 2: Vì sao trâu, bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều:
Nước ta có mưa nhiều, nhiều ao, hồ, sông rạch: Điều kiện thuận lợi cho trứng sán phát triển thành ấu trùng có lông.
Có rất nhiều ốc ruộng : là vật chủ trung gian cho ấu trùng có lông phát triển thành ấu trùng có đuôi.
Trâu, bò nước ta thả rong nhiều: Trâu bò ăn phải thức ăn nhiễm kén sán.
Bài 12 : Một số loài giun dẹp khác:
Câu 1: Kể tên và nơi sống của 4 loài giun dẹp mà em biết:
Tên các loài giun dẹp
Nơi sống
Sán lá gan
Sống ở gan động vật ăn cỏ như trâu bò
Sán lá máu
Sống trong máu người
Sán dây
Ruột non người và cơ bắp trâu bò
Sán bã trầu
Ký sinh ở ruột lợn
Bài 13 : Ngành giun tròn, giun đũa
Câu 1: Giun đũa sống ở đâu, phân biệt giun đũa đực và giun đũa cái khi chỉ thấy 1 con.
Giun đũa sống ký sinh trong ruột non người, giun đũa đực có đầu nhọn, đuôi cong.
Câu 2: Vòng đời giun đũa :
Trứng giun theo phân ra ngoài, người ăn phải thức ăn rau, quá có nhiễm trứng giun
Trứng giun vào đến ruột non người, nở thành ấu trùng theo đường máu đến, gan, tim, phổi: sống ở đây 1 thời gian.
Giun đũa di chuyển về ruột non và ký sinh ở đây lần 2.
Câu 3: Cách phòng ngừa bệnh giun đũa.
Ăn chín, uống sôi.
Rửa tay trước khi ăn.
Uống thuốc tẩy giun 6 tháng 1 lần.
Bài 14 : Một số ngành giun tròn khác – Đặc điểm chung của ngành giun tròn
Câu 1 : Kể tên 4 loài giun tròn mà em biết: Giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa.
Bài 15 -17:
Câu 1: Kể tên 4 loài giun đốt mà em biết : Giun đất, giun đỏ, đĩa, rươi...
Câu 2: Chú thích hình giun đất : hình 15.2 trang 56 - Lưu ý thứ tự các cơ quan có thể thay đổi, phải nhận biết được các cơ quan, tránh học vẹt.
Chương IV : Ngành thân mềm
Bài 18 - 19 - 20 :
Câu 1: Kể tên 4 loài thân mềm mà em biết: Trai sông, ốc sên, mực, bạch tuộc
Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm:
Câu 1: Vai trò của ngành thân mềm:
Vai trò
Đại diện
Làm thức ăn cho người
Trai, sò, mực, ốc...
Làm thức ăn cho động vật khác
Ốc sên, mực ...
Làm đồ trang sức, trang trí
Ngọc trai, vỏ sò, ốc, cẩn xà cừ
Làm sạch môi trường nước
Trai, các loài 2 mảnh
Có giá trị xuất khẩu
Mực, trai...
Có giá trị về mặt địa chất
Một số hóa thạch
Có hại:
Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán
Ốc sên, ốc ruộng khác
Có hại cho cây trồng
Ốc sên, ốc ruộng khác
Chương V: Ngành chân khớp
Bài 22, 23, 24 : Lớp giáp xác
Câu 1: Kể tên 4 loài giáp xác mà em biết : Tôm, cua, mọt ẩm, sun, chân kiếm, rận nước...
Câu 2: Vai trò của giáp xác :
Vai trò
Đại diện
Làm thức ăn, thực phẩm cho con người
Tôm, cua, ghẹ...
Nguyên liệu cho ngành công nghiệp
Làm tôm khô,
Làm thức ăn cho động vật khác
chân kiếm, rận nước
Có hại
Có hại cho giao thông đường thủy
Con sun, con hà
Ký sinh gây hại cho động vật khác
Bài 25 : Lớp hình nhện:
Câu 1: Nêu tên 4 loài thuộc lớp hình nhện mà em biết: Nhện, bò cạp, cái ghẻ, ve bò.
Bài 26 - 27 - 28: Lớp sâu bọ
Câu 1: Kể tên 4 loài có đặc điểm của lớp sâu bọ : Châu chấu, bọ ngựa, bướm, ve sầu, chuồn chuồn, mọt gỗ.
Câu 2 : Đặc điểm chung của lớp sâu bọ :
Cơ thể chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng.
Sâu bọ hô hấp bằng hệ thống ống khí
Trải qua các hình thức biến thái khác nhau.
Câu 3: Vai trò của lớp sâu bọ:
Vai trò
Đại diện
Làm thuốc chữa bệnh
Mật ong
Làm thức ăn, thực phẩm cho con người
Dế
Làm thức ăn cho động vật khác
Cào cào, châu chấu
Diệt sâu hại
Bọ ngựa, ong mắt đỏ
Thụ phấn cho cây trồng
ong, bướm
Có hại
Hại hạt ngũ cốc
Cào cào, châu chấu, rầy nâu
Truyền bệnh trung gian
Ruồi, muỗi, ...
Bài 29 : Đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp
Câu 1: Đặc điểm chung
Chân và các phần phụ có khớp động.
Có lớp vỏ kitin bao bọc
Vòng đời trải qua nhiều lần lột xác và hình thức biến thái khác nhau.
Đáp án:
như dưới nha
Giải thích các bước giải:
Các đại diện là:Ong,bướm,châu chấu,bọ ngựa,...
Vai trò cụ thể là:
Ong: thụ phấn cho cây trồng, cung cấp mật ong cho con người.
Bướm: thụ phấn cho hoa.
Châu chấu: Phá hoại mùa màng.
Bọ ngựa : là thiên địch của các loài động vật phá hoại mùa màng trong tự nhiên
Cond một số dại diện khác bn có thể tìm trong SGK nha