Đường lối phát triển kinh tế của liên Bang Nga hiện nay là gì? Việt nam học tập được gì từ đường lối phát triển kinh tế đó? Giúp mình với ạ!!
1 câu trả lời
1. Các chính sách chung phát triển công nghiệp của LB Nga qua các thời kỳ
Từ sau năm 2000, công nghiệp Nga bắt đầu phục hồi và dần khôi phục tăng trưởng, các chính sách nhà nước trong thời gian này cũng chưa mang tính chiến lược cho thời hạn dài, mà chủ yếu tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách, cần thiết cho phát triển các ngành công nghiệp, với định hướng và mục tiêu cho ngắn hạn và trung hạn. Có thể nêu những giai đoạn chính sách công nghiệp như sau [Симачев Юрий, 2013]:
- Giai đoạn 2000 - 2003: Giai đoạn này chính sách định hướng ưu tiên xây dựng các thể chế kinh tế thị trường, cải cách cơ cấu công nghiệp, với tính chất là điều tiết nhẹ của Nhà nước, sử dụng công cụ tài chính như thuế, hoàn thiện cơ chế hỗ trợ sản xuất, cơ chế tỷ giá, v.v. Biện pháp thực hiện là tác động trực tiếp đến đối tượng kinh doanh, doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp lớn) và kích hoạt tính năng động và tích cực của doanh nghiệp, tận dụng và duy trì công suất và năng lực sản xuất.
- Giai đoạn 2004 - 2008: Định hướng công nghiệp tới đa dạng hóa sản xuất, kích thích sự đổi mới sáng tạo, tăng các khoản thu ngân sách..
- Giai đoạn 2008-2009: Đặc trưng giai đoạn này là hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ảnh hưởng trực tiếp đến công nghiệp Nga. Chính sách công nghiệp khi đó nhằm vào ổn định sản xuất thông qua biện pháp tài chính (gói hỗ trợ các công ty lớn và quan trọng, trợ giúp sản xuất); tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.
- Giai đoạn 2010-2011: Tìm kiếm các nguồn lực phát triển; xây dựng các chính sách đổi mới sáng tạo, đổi mới công nghệ, nâng cấp cơ sở sản xuất công nghiệp, tăng năng suất lao động.
Cũng trong giai đoạn này, Chính phủ Nga đã thực hiện “Chương trình công nghệ quốc gia giai đoạn 2007-2011” (Nghị định số 1761 ngày 29/1/2007). Mục đích của Chương trình là bảo đảm phát triển công nghệ của ngành Công nghiệp Nga trên cơ sở tạo ra và ứng dụng công nghệ mang tính đột phá, tiết kiệm nguồn tài nguyên, thân thiện với môi trường để sản xuất các sản phẩm công nghệ cao có tính cạnh tranh. Chương trình này được thực hiện theo giai đoạn:
- Giai đoạn I (2007-2009): Các dự án ngắn hạn trên cơ sở các dự án nghiên cứu và phát triển (NC&PT) trước đó.
- Giai đoạn II (2008-2011): Triển khai các dự án dài hạn.
Có thể nhận thấy chính sách công nghiệp thời kỳ này mang tính ngắn hạn, được xây dựng trên cơ sở điều kiện phát triển luôn thay đổi, định hướng ngắn hạn chính xác, các chính sách có tính chất tiếp nối cụ thể và đạt hiệu quả khá cao. Kết quả là nền công nghiệp Nga vượt qua được thời kỳ chuyển đổi khó khăn với thời gian nhanh.
Bước vào giai đoạn phát triển mới, sự phân cấp trong quản lý nhà nước đối với công nghiệp được phân cấp rõ ràng: các Bộ, Ngành chủ quản chịu trách nhiệm với kế hoạch (hay chương trình) phát triển ngành mình sau khi được chính phủ thông qua.
Nhằm tạo ra động lực cho giai đoạn phát triển mới sâu rộng về chất lượng của ngành Công nghiệp, bảo đảm hàng hóa tiêu dùng, Chính phủ Nga đã thông qua “Chương trình quốc gia Liên bang Nga về phát triển công nghiệp và nâng cao tính cạnh tranh của ngành Công nghiệp” (Quyết định số 328 ngày 15/4/2014 của Chính phủ) cho giai đoạn đến năm 2020 [Государственная программа РФ, 2014], với nội dung chủ yếu là: Xây dựng cơ sở hạ tầng đổi mới sáng tạo cho sự phát triển của những ngành công nghiệp mới; Loại bỏ rào cản và tạo điều kiện bình đẳng để đưa ra thị trường các sản phẩm và dịch vụ đổi mới sáng tạo. Chính phủ Nga đặt ra những nhiệm vụ mà chương trình cần giải quyết là: Tăng tỷ trọng các nguồn kinh phí ngoài ngân sách, giảm dần khối lượng tài trợ trực tiếp của chính phủ cho ngành Công nghiệp; Sử dụng công cụ hỗ trợ nhà nước để kích cầu; Đổi mới công nghệ các ngành công nghiệp; Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển nhằm tạo ra các công nghệ và vật liệu mới; Bảo đảm điều kiện cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp Nga tại thị trường nội địa và thế giới; Khuyến khích sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và xuất khẩu; khuyến khích cạnh tranh, bao gồm cả việc giảm tỷ lệ cổ phần nhà nước trong vốn của các doanh nghiệp có vốn nhà nước; Điều tiết các chương trình phát triển công nghệ; hoàn thiện hệ thống quản lý công nghiệp; Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn hóa quốc gia, các tiêu chuẩn quốc gia của Nga phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.
1-Nước ta bước đầu vào xây dựng chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát rất thấp, đến nay vẫn là một nước nghèo và kém phát triển.
Sau khi hoàn thành sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước, nhân dân ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, mở mang giáo dục, khoa học, văn hoá, y tế.
Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn ở tình trạng nông nghiệp lạc hậu, còn nặng tính chất tự cấp, tự túc. Trang bị kỹ thuật và kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội thấp kém. Cơ cấu kinh tế mất cân đối nặng. Cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp để lại nhiều hậu quả nặng nề. Nền kinh tế rất kém hiệu quả, năng suất lao động thấp, tích luỹ trong nước chưa đáng kể, còn lệ thuộc nhiều vào bên ngoài.
Khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài nhiều năm nay: lạm phát nghiêm trọng; sản xuất bấp bênh; thất nghiệp tăng; tiền lương không đủ sống; trật tự an toàn xã hội không được bảo đảm; tham nhũng và nhiều tệ nạn xã hội khác lan rộng, công bằng xã hội bị vi phạm; nếp sống văn hoá, tinh thần và đạo đức bị xói mòn; lòng tin vào Đảng và Nhà nước giảm sút.
Thực trạng nêu trên có nguồn gốc sâu xa do lịch sử để lại và hậu quả nhiều năm chiến tranh, song chủ yếu là do chúng ta đã phạm sai lầm chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, trong tiến trình công nghiệp hoá và trong cơ chế quản lý kinh tế. Những sai lầm đó cùng với sự trì trệ trong công tác tổ chức, cán bộ đã kìm hãm lực lượng sản xuất và triệt tiêu nhiều động lực phát triển.
2- Những quan điểm và chính sách đổi mới về kinh tế - xã hội do Đại hội VI của Đảng đề ra được cụ thể hoá và phát triển trong quá trình thực hiện, đặc biệt là những giải pháp tích cực từ cuối năm 1988 đã đưa tới những thành tựu bước đầu rất quan trọng: hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần; xoá bỏ về cơ bản cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, bước đầu chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; giảm tốc độ lạm phát; đáp ứng tốt hơn nhu cầu lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng; tăng nhanh xuất khẩu và có bước phát triển mới về kinh tế đối ngoại.
Tuy nhiên, bước tiến đó chưa vững chắc. Lạm phát còn ở mức cao; sản xuất chưa ổn định; tiêu cực xã hội vẫn trầm trọng. Đất nước chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội.
Việc chuyển sang cơ chế thị trường còn thiếu nhất quán, chưa đồng bộ, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ; quản lý vĩ mô chưa thoát hẳn cơ chế cũ, lại buông lỏng nhiều mặt; thể chế, bộ máy và đội ngũ cán bộ chưa theo kịp yêu cầu mới.
Hậu quả của những sai lầm cũ chưa khắc phục hết, lại thêm những khó khăn mới do những khuyết điểm trong quá trình đổi mới và những biến động bất lợi trong tình hình quốc tế.
Đất nước đang chuyển biến với những thành công bước đầu về cải cách kinh tế, có thêm thuận lợi mới, đồng thời đang đứng trước những thử thách rất gay gắt.
2.Bước vào thập kỷ 90, nước ta có 66 triệu dân với 33 triệu người trong tuổi lao động; đến năm 2000 có khoảng 80 triệu dân với hơn 40 triệu lao động.
Nguồn lao động dồi dào, con người Việt Nam có truyền thống yêu nước, cần cù, sáng tạo, có nền tảng văn hoá, giáo dục, có khả năng nắm bắt nhanh khoa học và công nghệ... đó là nguồn lực quan trọng nhất.
Cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện có tuy thiếu đồng bộ và phần lớn lạc hậu về công nghệ, song là vốn ban đầu để đi lên, trong đó có một số cơ sở quan trọng.