Dựa vào sách, báo, internet. Hãy đóng vai một hương dẫn viên du lịch giới thiệu về kinh thành Thăng Long cho du khách.

1 câu trả lời

Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hóa thế giới giữa lòng thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, khu di sản có bề dày lịch sử hơn 1300 năm với những di tích, di vật độc đáo, minh chứng cho lịch sử hào hùng của Thăng Long – Hà Nội và lịch sử dân tộc Việt Nam. Nhằm hướng tới mục tiêu đẩy mạnh kích cầu du lịch Việt Nam, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội phối hợp cùng Công ty lữ hành Hà Nội tourist xây dựng tour tham quan đêm với điểm nhấn trò chơi giải mã để du khách khi đến đây cảm thấy thú vị khi khám phá Hoàng Thành Thăng Long. Lộ trình tham quan bắt đầu từ Đoan Môn là cửa ra vào của vòng thành trong cùng – Cấm thành, là nơi ở và làm việc của nhà vua xưa kia. Tại đây, du khách được giới thiệu về lịch sử, kiến trúc, công năng của công trình. Qua khu vực này, du khách tiếp tục được trải nghiệm không gian Hoàng cung Thăng Long xưa, được thưởng thức tiết mục múa cổ “Tát nước đêm trăng” ngay trên mặt kính hố khai quật khảo cổ với hiệu ứng ánh sáng huyền ảo. Sau đó, hướng dẫn viên sẽ giới thiệu về hố khai quật khảo cổ học phát lộ các tầng lớp văn hóa chồng xếp lên nhau, với dấu tích của 3 triều đại Lý, Trần, Lê. Tiếp nối mạch cảm xúc, du khách đến với không gian trưng bày ý nghĩa và độc đáo của Hoàng Thành Thăng Long với chiều dài lịch sử 1300 năm, cùng chiêm ngưỡng những cổ vật quý giá và đặc sắc với chủ đề “Thăng Long Hà Nội – Lịch sử nghìn năm từ lòng đất” tại nhà trưng bày. Tại đây, du khách được tham gia trò chơi giải mã Hoàng thành Thăng Long theo phương thức nhận diện các hiện vật tiêu biểu của 4 triều đại: Đại La, Lý, Trần, Lê và đóng dấu các hiện vật vào thẻ trò chơi. Du khách cũng được tham quan hầm T1, là công trình Sở chỉ huy tác chiến của Bộ Tổng Tham mưu trong kháng chiến chống Mỹ. Tại Điện Kính Thiên, du khách dâng hương tưởng nhớ Đức vua Lý Thái Tổ và các vị Tiên Đế đã có công khai sáng Kinh thành Thăng Long, dựng xây non sông Đại Việt; cầu cho Quốc thái dân an, muôn nhà hạnh phúc, mọi người bình an. Điểm tham quan cuối cùng là khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu, được thiết kế hai điểm nhấn là: Trình chiếu hình ảnh bằng ánh sáng laser các hiện vật tiêu biểu của Hoàng thành Thăng Long; trải nghiệm và lấy nước giếng Hoàng cung mang về. Để tạo sức hấp dẫn cho tour khám phá đêm Hoàng thành Thăng Long, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội sắp đặt lại hệ thống đèn chiếu sáng, đầu tư hệ thống đèn lồng khu vực Điện Kính Thiên, đèn trang trí trong di tích, sắp đặt hệ thống nến… tạo hiệu ứng sáng sáng cho không gian di tích. Bên cạnh đó, những người tham gia thuyết minh, biểu diễn nghệ thuật cũng được đầu tư trang phục Hoàng cung phù hợp. Khi đưa vào hoạt động, tour đêm “Giải mã Hoàng thành Thăng Long” sẽ kết nối với sản phẩm tour “Đêm trước dời đô” (Ninh Bình), tạo thành một sản phẩm tour trọn gói, độc đáo, thu hút đông đảo hơn nữa khách du lịch đến Hà Nội và Hoàng thành Thăng Long. Thời gian hoạt động tour đêm Hoàng thành Thăng Long từ 17h30 đến 21h00 vào mùa Đông và từ 18h00 đến 21h30 vào mùa Hè. Tour đêm “Giải mã Hoàng thành Thăng Long” là chương trình tour chào mừng kỷ niệm 1010 năm Thăng Long – Hà Nội, kỷ niệm 10 năm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO vinh danh di sản văn hóa thế giới và góp phần làm phong phú thêm hoạt động du lịch vào buổi tối của Thủ đô Hà Nội
Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Câu 1. Dòng nào dưới đây nêu đúng khái niệm tục ngữ? A. Là một thể loại văn học dân gian diễn tả đời sống nội tâm của con người. B. Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn đinh, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt. C. Là một thể loại văn học dân gian có tác dụng gây cười và phê phán. D. Là một thể văn nghị luận đặc biệt. Câu 2. Câu: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.” thuộc thể loại văn học dân gian nào? A. Thành ngữ B. Tục ngữ C. Ca dao D. Vè Câu 4. Những kinh nghiệm được đúc kết trong các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có ý nghĩa gì? A. Giúp nhân dân lao động chủ động đoán biết được cuộc sống và tương lai của mình. B. Giúp nhân dân lao động có một cuộc sống vui vẻ, nhàn hạ và sung túc hơn. C. Giúp nhân dân lao động sống lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống và công việc của mình. D. Là bài học dân gian về khí tượng, là hành trang, là “túi khôn” của nhân dân lao động, giúp họ chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng suất lao động. Câu 5. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm của văn nghị luận? A. Nhằm tái hiện sự việc, người, vật, cảnh một cách sinh động. B. Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến, quan điểm, nhận xét nào đó. C. Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. D. Ý kiến, quan điểm, nhận xét nêu nên trong văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vẫn đề có thực trong đời sống thì mới có ý nghĩa. Câu 6. Câu tục ngữ “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. Phép đối B. Điệp ngữ C. So sánh D. Ẩn dụ Câu 7. Dòng nào dưới đây không phải là đặc điểm hình thức của tục ngữ? Câu 3. Câu nào sau đây là tục ngữ? A. Cò bay thẳng cánh. B. Lên thác xuống ghềnh. C. Một nắng hai sương. D. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen. A. Ngắn gọn B. Thường có vần, nhất là vần chân C. Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung D. Thường là một từ ghép Câu 8. Văn bản nghị luận có đặc diểm cơ bản là: A. dùng phương thức lập luận: bằng lí lẽ và dẫn chứng, người viết trình bày ý kiến thể hiện tư tưởng nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về mặt nhận thức. B. dùng phương thức kể nhằm thuật lại sự vật, hiện tượng, con người, câu chuyện nào đó. C. dùng phương thức miêu tả nhằm tái hiện lại sự vật, hiện tượng, con người, câu chuyện nào đó. D. dùng phương thức biểu cảm để biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua các hình ảnh, nhịp điệu, vần điệu.

2 lượt xem
2 đáp án
8 giờ trước