Dựa vào đoạn văn sau, hãy cho biết những tiềm năng về phát triển kinh tế biển của nước ta là gì? (3 điểm) Tiềm năng nổi bật của kinh tế biển Việt Nam là nguồn tài nguyên dầu khí, trữ lượng ước tính khoảng 3,0-4,5 tỷ m3 quy dầu quy đổi, chủ yếu là khí (chiếm trên 50%) và tập trung chủ yếu ở thềm lục địa. Trữ lượng tài nguyên dầu khí đã phát hiện vào khoảng 1,365 tỷ m3 quy dầu, chiếm 30-35% tổng trữ lượng và tiềm năng dầu khí dự báo của Việt Nam, trong đó khí thiên nhiên chiếm trên một nửa. Các mỏ phát hiện dầu khí phân bố chủ yếu ở bốn bể là Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn và Malay – Thổ Chu; các bể còn lại là bể Tư Chính Vũng Mây và cụm bể Trường Sa và cụm bể Hoàng Sa chưa đủ số liệu để xác định chính xác diện tích bể cũng như các điểm khai thác. Trong số các mỏ đã phát hiện, mỏ Bạch Hổ ở bể Cửu Long được coi là lớn nhất với trữ lượng khoảng 340 triệu m3 quy dầu, tương đương khoảng 2,1 tỷ thùng, đóng góp vào 80% trữ lượng dầu khai thác hàng năm của Việt Nam. Không chỉ sở hữu trữ lượng dầu phong phú, Việt Nam còn có tiềm năng lớn về giao thông thủy. Vùng ven bờ nước ta có tổng số 48 vũng vịnh với tổng diện tích khoảng 4.000 km2, phân bố từ Bắc vào Nam, trong đó vùng Nam Trung Bộ có nhiều nhất (31 vũng, vịnh), chiếm 64,6% tổng số vũng vịnh cả nước, tiếp đến là vùng Bắc Bộ (7 vũng vịnh), chiếm 14,6%, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ cùng có 5 vũng vịnh, chiếm 10,4%, còn vùng biển Nam Bộ không có vũng vịnh. Nhiều vũng vịnh tương đối sâu và kín, thuận lợi cho việc xây dựng các cảng nước sâu và cho việc trú ngụ của tàu thuyền. Về nguồn lợi hải sản, Việt Nam có mặt trong danh sách 10 trung tâm đa dạng sinh học biển và danh sách 20 vùng biển có lợi ích kinh tế lớn nhất toàn cầu do hải sản đem lại. Đến nay ở vùng biển Việt Nam đã phát hiện được chừng 12.000 loài sinh vật với trên 2.000 loài cá, trong đó khoảng 130 loài cá có giá trị kinh tế; trữ lượng cá biển của toàn vùng khoảng 4,2 triệu tấn; sản lượng cho phép khai thác chừng 1,7 triệu tấn/năm, bao gồm 850 nghìn tấn cá đáy, 700 nghìn tấn cá nổi nhỏ, 120 nghìn tấn cá nổi đại dương. Bên cạnh đó, biển Việt Nam còn nhiều nguồn lợi hải sản khác với khoảng 1.600 loài giáp xác, sản lượng cho phép khai thác 50-60 nghìn tấn/năm, trong đó hải sản có giá trị cao là tôm biển, tôm hùm, tôm mũ ni, cua, ghẹ; khoảng 2.500 loài động vật thân mềm, trong đó có các loài có giá trị kinh tế cao nhất là mực và bạch tuộc (cho phép khai thác 60-70 nghìn tấn/năm)… Về du lịch và kinh tế hải đảo, với bờ biển dài 3260 km cùng hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ và hàng trăm bãi tắm cát trắng trải dài từ Bắc vào Nam, Việt Nam có điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển du lịch biển, đảo, trong đó có những bãi, biển, vịnh đẹp nổi tiếng thế giới như Hạ Long, Nha Trang, Đà Nẵng được Tạp chí Forbes bầu chọn là một trong 6 bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh… Ngoài ra, còn nhiều khu vực biển có tiềm năng lớn đã và đang được đầu tư như: vịnh Hạ Long – Hải Phòng – Cát Bà; Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam; Vân Phong – Đại Lãnh – Nha Trang; Vũng Tàu – Long Hải – Côn Đảo; Phan Thiết – Mũi Né; Hà Tiên – Phú Quốc. Đặc biệt, Việt Nam sở hữu nhiều khu vực ven biển có rừng ngập mặn (rừng ngập mặn Cà Mau, rừng ngập mặn cần Giờ…) cùng nhiều làng nghề, lễ hội độc đáo nên tạo điều kiện rất tốt cho phát triển du lịch.
1 câu trả lời
Tài năng về kinh tế biển nước ta là: Khai thác dầu khí ( 3,0- 4,5 tỉ m3), tiềm năng về giao thông thủy ( tổng số 48 vũng vịnh), nguồn lợi hải sản ( 12.000 loài sinh vật, trên 2.000 loài cá, 1.600 loài giáp xác, 2.500 loài động vật thân mềm), du lịch kinh tế hải đảo...
Chúc bạn học tốt!
Câu hỏi trong lớp
Xem thêm