Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Quê hương là cánh đồng vàng Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều Quê hương là dáng mẹ yêu Áo nâu nón lá liêu siêu đi về Quê hương nhắc tới nhớ ghê Ai đi xa cũng mong về chốn xưa Quê hương là những cơn mưa quê hương là những hàng dừa ven kính Quê hương mang nặng nghĩa tình quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời Quê hương ta đó là nơi Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về ( Quê hương- Nguyễn Đình Huân) Câu 1. Phương thức biểu đạt chủ đạo của văn bản trên là? Câu 2. Biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của chúng? Câu 3. Nội dung của đoạn trích

2 câu trả lời

1. Phương thức biểu đạt chủ đạo của văn bản trên: biểu cảm

2. Biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ trên:

- So sánh:

Quê hương là cánh đồng vàng

Quê hương là dáng mẹ yêu

Quê hương là những cơn mưa

quê hương là những hàng dừa ven kính

- Nhân hóa:

Quê hương mang nặng nghĩa tình

Quê hương ta đó là nơi

Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về

=> Tác dụng: dùng các hình ảnh so sánh độc đáo, gần gũi, thân quen để làm hình ảnh quê hương thêm giá trị gợi hình, gợi cảm. Các hình ảnh nhân hóa làm tăng những giá trị của quê hương, làm quê hương như sinh thể có hơi thở, tâm hồn. Và tất cả làm nổi bật tình yêu của tác giả dành cho quê hương.

3. Nội dung: Đoạn thơ nói về vẻ đẹp quê hương và tình yêu thiêng liêng của tác giả dành cho quê hương mình.

Câu 1: Phương thức chủ đạo của đoạn văn trên: Biểu cảm

Câu 2: Biện pháp đặc sắc được sử dụng ở đoạn văn trên là: so sánh và điệp từ " quê hương"

Tác dụng: Nhấn mạnh quê hương luôn quan trọng đối với mỗi người, được so sánh với những sự vật rất đỗi quen thuộc, mộc mạc nhưng nhằm tặng sức gợi hình, gợi cảm cho việc diễn đạt.

Câu 3: Nội dung đoạn thơ trên:

Ca ngợi vẻ đẹp quê hương, vai trò của quê hương đối với mỗi người và qua đó gợi sự nhắc nhở dù sao đi nữa cũng k bao giờ được quên quê hương nơi chôn rau, cắt rốn của mỗi chúng ta

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

các bạn giúp mình với hứa vote 5* Cuối xuân, khi cái rét muộn còn dùng dằng như chưa muốn bước chân đi, cũng là lúc mùa xuân bẽn lẽn chuẩn bị chia tay trong khi mùa hè sắp sửa tràn về. Cuối xuân, chỉ còn một vài vệt rét mỏng manh vương vãi, rải rác trên các bờ ao, góc vườn, ngõ xóm,... Cuối xuân, cũng là mùa hoa của hoa sầu đồng phơn phớt tím bung nở như dấu hiệu để gọi màu tìm bằng lăng, màu đỏ hoa phương đua sắc rực rỡ giữa trời hè. Tất cả đều lặng lẽ nhưng rạo rực. Trong khi ấy, một tiếng ve nhẹ nhàng, trong vắt, đứt quãng vang lên một cách rụt rè. Tiếng ve đơn độc như đang thứ giọng gọi mùa hè, mùa thi của học trò sắp đến rồi. Hình như tuổi thơ, tuổi học trò mới chú ý lắng nghe tiếng ve kêu, nên tiếng ve đơn độc kia đã khẽ khàng đẩy đưa tâm hồn trẻ thơ vào bức tranh chớm hạ. (Trích Tiếng ve gọi mùa - Ngô Văn Cừ) Câu 1 (1,0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? Câu 2 (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn văn? Câu 3 (2,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Cuối xuân, khi cái rét muộn còn dùng dằng như chưa muốn bước chân đi, cũng là lúc mùa xuân bẽn lẽn chuẩn bị chia tay trong khi mùa hè sắp sửa tràn về. Câu 4 (2,0 điểm): Vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên được gợi ra từ đoạn văn trên.

2 lượt xem
2 đáp án
8 giờ trước