Đọc thông tin mục II SGK trang 72 kết hợp hiểu biết của bản thân, vẽ sơ đồ tư duy thể hiện vai trò của ngành Thân mềm vào vở ghi.

1 câu trả lời

  • Về kích thước: Có loài nhỏ bé (vài gam), nhưng cũng có loài có số lượng rất lớn (vài trăm Kg đến 1 tấn)

Hình 2: Sự đa dạng về môi trường sống

  • Về môi trường:  
    • (1) Một số loài sống trên cạn, trên cây ở độ cao hàng trăm mét (ốc sên)
    • (2) Một số loài sống ở môi trường nước ngọt: Sông, suối, ao ,hồ… (ốc, trai…)
    • (3) Một số loài sống ở môi trường nước mặn (trai, sò, mực…)
    • (4) Ngoài ra cũng có một số loài sống ở đáy biển sâu: Sên biển, bạch tuộc biển sâu…

 

Hình 3: Tập tính của động vật thân mềm

  • Về tập tính: Thân mềm có lối sống vùi lấp (trai, sò, ngao…), bò chậm chạm (các loài ốc), di chuyển với tốc độ cao (Mực nang, mực ống)

Hình 4: Sơ đồ cấu tạo chung của đại diện thân mềm

1- Đầu; 2- Vỏ đá vôi; 3- Khoang áo; 4- Ống tiêu hóa; 5- Chân

. Vai trò

  • Lợi ích:
    • Làm thực phẩm cho con người.
    • Làm thức ăn cho động vật khác.
    • Làm đồ trang trí, trang sức.
    • Làm sạch môi trường nước.
    • Có giá trị xuất khẩu.
    • Có giá trị về mặt địa chất.

Hình 5: Các loài động vật thân mềm dùng làm thức ăn

Hình 6: Trai lọc 40 lít nước trong một ngày đêm.

Vẹm lọc 3.5 lít mỗi ngày.

Hình 7: Di tích lịch sử: Hang con Moong

Những lớp vỏ ốc dày hàng mét chứng tỏ cư dân Việt cổ đã sinh sống ở Hang Con Moong

liên tục cả vạn năm trước khi di cư xuống đồng bằng sông Mã và sông Hồng.

  • Tuy nhiên, cũng có một số động vật thân mềm gây hại đáng kể.
    • Có hại cho cây trồng.
    • Là vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán cho người và động vật.
    • Phá hại vỏ tàu thuyền và các công trình dưới nước…

Hình 8: Một số tác hại của động vật thân mềm

Ý nghĩa thực tiễnTên đại diện thân mềm có ở địa phươngLàm thực phẩm cho ngườiMực, Sò huyết,…Làm thức ăn cho động vật khácSò, Hến, Ốc gạo…Làm đồ trang sức, đồ trang tríTrai, Sò điệp, Ốc giác…Làm sạch môi trường nướcTrai, Sò, Vẹm, Dộp…Có hại cho cây trồngỐc sên, Ốc bươu vàng…Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sánỐc mút, Ốc gạo,…Có giá trị xuất khẩuMực, Bào ngư…Có giá trị về mặt địa chấtỐc anh vũ, Sò…Gây hại các công trình ở nướcHà, hàu…

Câu hỏi trong lớp Xem thêm