Đọc kĩ đoạn trích rồi chọn câu trả lời các câu hỏi (Từ câu 1 - 6) “Tôi yêu Sài Gòn da diết, như người đàn ông vẫn ôm ấp bóng dáng mối tình đầu chứa nhiều ngang trái. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng, ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm..”. (Ngữ văn 7 - Tập một). Câu 1: Đoạn văn trích từ văn bản nào? A. Mùa xuân của tôi B. Một thứ quà của lúa non: Cốm C. Sài Gòn tôi yêu D. Tiếng gà trưa Câu 2: Đoạn văn trên viết theo phương thức biểu đạt chính nào? A. ​Miêu tả B. Biểu cảm C. Tự sự D. Nghị luận Câu 3: Nội dung của đoạn văn trên là gì? A. Miêu tả những vẻ đẹp riêng của thành phố Sài Gòn B. Bình luận về những nét riêng của Sài Gòn C. Bộc lộ trực tiếp tình yêu của tác giả với Sài Gòn D. Nêu những nhận xét về thiên nhiên khí hậu Sài Gòn Câu 4: Đoạn văn trên tác giả sử dụng bao nhiêu từ láy? A. bốn từ B. năm từ C. sáu từ D. bảy từ Câu 5: Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa? A. Trẻ - Già B. Sáng - Tối C. Sang - Hèn D. Chạy - Nhảy Câu 6: Bài thơ “Sông núi nước Nam” của tác giả nào? A. Lý Thường Kiệt B. Trần Quang Khải C. Nguyễn Trãi D. Trần Quốc Tuấn Câu 7: Bài thơ “Sông núi nước Nam” ra đời trong cuộc kháng chiến nào? A. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng B. Lý Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt C. Trần Quang Khải chống quân Nguyên ở bến Chương Dương D. Quang Trung đại phá quân Thanh Câu 8: Phần thực (3+4) của bài thơ “Qua Đèo Ngang” tả cuộc sống như thế nào? A. ít ỏi, thưa thớt B. ít ỏi, thưa thớt, hoang sơ C. Thưa thớt, buồn D. Vui tươi, tấp nập Câu 9: Trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” cảm xúc về gia cảnh được thể hiện ở những câu thơ nào? A. 1, 2, 3, 4, 5, 6 B. 2, 3, 4, 5, 6, 7 C. 3, 4, 5, 6, 7 D. 3, 4, 5, 6 Câu 10: Bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhàn buổi mới về quê” ghi lại sự việc gì? A. Ghi lại sự việc và tâm trạng của tác giả lúc về thăm quê sau bao năm xa cách B. Ghi lại sự việc của tác giả vào lúc đặt chân về thăm quê sau bao năm làm việc xa quê C. Ghi lại tâm trạng của tác giả vào lúc đặt chân về thăm quê sau bao năm làm việc xa quê D. Ghi lại cảm xúc của tác giả khi nhớ về quê mình Câu 11: Trong các phương án sau, phương án nào là thành ngữ? A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây B. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng C. Lừ đừ như ông từ vào đền D. Bán chị em xa, mua láng giềng gần Câu 12: Tác phẩm trữ tình là: A. Những văn bản viết bằng thơ B. Những tác phẩm kể lại một câu chuyện cảm động C. Thơ và tuỳ bút D. Những văn bản thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả Câu 13: Bài thơ nào sau đây không thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt? A. Bạn đến chơi nhà B. Cảnh khuya C. Bánh trôi nước D. Xa ngắm thác núi Lư Câu 14: Ý nào sau đây nêu đúng vẻ đẹp của mùa xuân ở miền Bắc? A. Tươi tắn và sôi động B. Lạnh lẽo và u buồn C. Không gian trong sáng và ấm áp D. Thời tiết se lạnh nhưng lòng người ấp áp tình thương Câu 15: Từ “và” trong câu “Và không bao giờ có hai màu hoà hợp hơn được nữa” là quan hệ từ dùng để làm gì? A. Làm chủ ngữ B. Nối hai thành phần của chủ ngữ C. Liên kết câu đó với câu trước đó D. Không có tác dụng liên kết câu Câu 16: Vẻ đẹp trong hai câu đầu bài thơ “Cảnh khuya” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là gì? A. Sử dụng có hiệu quả phép so sánh và nhân hoá B. Miêu tả âm thanh tinh tế và hình ảnh sinh động C. Vận dụng sáng tạo những hình ảnh quen thuộc của Đường thi D. Kết hợp giữa miêu tả và biểu cảm trực tiếp Câu 17: Hãy chọn cách viết đúng về câu thành ngữ sau: A. Lên ghềnh, xuống thác B. Xuống ghềnh, lên thác C. Lên thác xuống ghềnh D. Lên núi xuống ghềnh Câu 18: “Để tránh hiểm họa, vả lại cũng không được nhà vua tín nhiệm, năm 759, ông từ quan, đưa gia đình về vùng Tây Nam, một thời gian sống ở Thành Đô, Thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên”. Đây là một phần tiểu sử nói về cuộc đời của nhà thơ nào? A. Bạch Cư Dị B. Lý Bạch C. Đỗ Phủ D. Hạ Tri Chương Câu 19: Vì sao Nguyễn Khuyến được mệnh danh là “nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam” theo nhận định của Xuân Diệu? A. Bởi vì Nguyễn Khuyến viết nhiều, viết hay, viết sâu sắc về làng cảnh quê hương Việt Nam B. Bởi vì Nguyễn Khuyến vốn sinh ra và lớn lên ở vùng quê Bình Lục nghèo khó C. Bởi quê hương là phần máu thịt của thi sĩ Nguyễn Khuyến D. Bởi vì Nguyễn Khuyến luôn đấu tranh cho quyền lợi của quê hương Câu 20: Dòng nào sau đây diễn đạt đúng khái niệm từ láy? A. Từ có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu B. Từ có sự hòa phối âm thanh dựa trên một tiếng có nghĩa C. Từ được lặp đi lặp lại nhiều lần D. Từ có nhiều tiếng có nghĩa

2 câu trả lời

Câu 1: Đoạn văn trích từ văn bản nào?

$\rightarrow$ C. Sài Gòn tôi yêu

Câu 2: Đoạn văn trên viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

$\rightarrow$ B. Biểu cảm

Câu 3: Nội dung của đoạn văn trên là gì?

$\rightarrow$ C. Bộc lộ trực tiếp tình yêu của tác giả với Sài Gòn

Câu 4: Đoạn văn trên tác giả sử dụng bao nhiêu từ láy?

$\rightarrow$ A. bốn từ

Câu 5: Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa?

$\rightarrow$ D. Chạy - Nhảy

Câu 6: Bài thơ “Sông núi nước Nam” của tác giả nào?

$\rightarrow$ A. Lý Thường Kiệt

Câu 7: Bài thơ “Sông núi nước Nam” ra đời trong cuộc kháng chiến nào?

$\rightarrow$ B. Lý Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt

Câu 8: Phần thực (3+4) của bài thơ “Qua Đèo Ngang” tả cuộc sống như thế nào?

$\rightarrow$ B. ít ỏi, thưa thớt, hoang sơ

Câu 9: Trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” cảm xúc về gia cảnh được thể hiện ở những câu thơ nào?

$\rightarrow$ B. 2, 3, 4, 5, 6, 7

Câu 10: Bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhàn buổi mới về quê” ghi lại sự việc gì?

$\rightarrow$ A. Ghi lại sự việc và tâm trạng của tác giả lúc về thăm quê sau bao năm xa cách

Câu 11: Trong các phương án sau, phương án nào là thành ngữ?

$\rightarrow$ A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Câu 12: Tác phẩm trữ tình là:

$\rightarrow$ D. Những văn bản thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả

Câu 13: Bài thơ nào sau đây không thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt?

$\rightarrow$ A. Bạn đến chơi nhà

Câu 14: Ý nào sau đây nêu đúng vẻ đẹp của mùa xuân ở miền Bắc?

$\rightarrow$ D. Thời tiết se lạnh nhưng lòng người ấp áp tình thương

Câu 15: Từ “và” trong câu “Và không bao giờ có hai màu hoà hợp hơn được nữa” là quan hệ từ dùng để làm gì?

$\rightarrow$ C. Liên kết câu đó với câu trước đó

Câu 16: Vẻ đẹp trong hai câu đầu bài thơ “Cảnh khuya” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là gì?

$\rightarrow$ B. Miêu tả âm thanh tinh tế và hình ảnh sinh động

Câu 17: Hãy chọn cách viết đúng về câu thành ngữ sau:

$\rightarrow$ C. Lên thác xuống ghềnh

Câu 18: “Để tránh hiểm họa, vả lại cũng không được nhà vua tín nhiệm, năm 759, ông từ quan, đưa gia đình về vùng Tây Nam, một thời gian sống ở Thành Đô, Thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên”. Đây là một phần tiểu sử nói về cuộc đời của nhà thơ nào?

$\rightarrow$ C. Đỗ Phủ

Câu 19: Vì sao Nguyễn Khuyến được mệnh danh là “nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam” theo nhận định của Xuân Diệu?

$\rightarrow$ A. Bởi vì Nguyễn Khuyến viết nhiều, viết hay, viết sâu sắc về làng cảnh quê hương Việt Nam

Câu 20: Dòng nào sau đây diễn đạt đúng khái niệm từ láy?

$\rightarrow$ B. Từ có sự hòa phối âm thanh dựa trên một tiếng có nghĩa

#Sữa

Câu 1:Chọn A

Đoạn trích thuộc văn bản "Sài Gòn tôi yêu "

Câu 2Chonj B

PTBĐ chính cuảt văn bản là Biểu cảm

Câu 3Chọn C

Nói về tính yêu tha thiết của tác giả với sài gòn của điệp từ tôi yêu

Câu 4 Chọn C

Các từ láy là da diết , ngọt ngào ,ui ui , buồn bã ,thưa thớt ,dập dìu

Câu 5  Chọn D

Cặp từ chạy và nhảy là từ đồng nghĩa

Câu 6 Chọn A

Bài thơ của lý thường kiệt 

Câu 7 Chọn B

Bài thơ ra đời trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lí.

Câu 8 Chọn B

Caâu 9 Chọn