đọc đoạn trích sau và trl câu hỏi : " Anh đi anh nhớ quê nhà, Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương. Nhớ ai dãi nắng dầm sương, Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao." C1: Bài ca dao vt theo thể thơ nào? C2: Xđ thành ngữ có trog bài ca dao C3: chỉ ra 2 biện pháp tu từ nổi bật trog bài ca dao trên và nêu tác dụng C4: bài ca dao trên giợ cho ng đọc tình cảm j ?
2 câu trả lời
gửi tus ak,bài này cô mik dạy r nên chắc chắn đúng
Câu 1:
Bài ca dao viết theo thể thơ lục bát.
Câu 2:
Thành ngữ có trong bài ca dao trên là: "Dãi nắng dầm sương".
Câu 3:
2 biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn thơ trên là điệp ngữ và liệt kê:
⇒ Tác dụng :
+) Điệp ngữ "nhớ" : nhấn mạnh nỗi nhớ sâu nặng của người xa xứ,xa quê lâu ngày chưa trở về.=> tình yêu quê hương ,đất nước.
+) Liệt kê: " quê nhà "," rau muống","cà dầm tương","ai dãi nắng dầm sương","ai tát nước bên đường hôm nao" : thể hiện nỗi nhớ của người xa quê ,từ những sự vật trừu tượng tới cụ thể.
Câu 4:
Bài ca dao trên đã gợi cho người đọc tình cảm vô cùng thiêng liêng cao quý -tình yêu quê hương ,đất nước
Câu 1: Bài ca dao viết theo theo thể thơ nào?
- Lục Bát
Câu 2: Xác định thành ngữ có trog bài ca dao nào?
- Thành ngữ : dãi nắng dầm sương
Câu 3: Chỉ ra 2 biện pháp tu từ nổi bật trong bài ca dao trên và nêu tác dụng của chúng?
Các phép tu từ:
-Liệt kê
->TD: liệt kê hành động trong câu
-Điệp từ "nhớ"
->TD: Thể hiện nỗi nhớ thương da diết của nhân vật
Câu 4: Bài ca dao trên giợi cho người đọc tình cảm gì?
Bài ca dao gợi cho người đọc nỗi nhớ thương da diết của một người con xa quê hoặc cúng có thể là nỗi nhớ nhà , nhớ vợ, nhớ những món ăn vợ nấu của người chồng phải xa vợ