Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ. Câu 1: Em hãy cho biết đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: Nêu nội dung chính của khổ thơ bằng một câu văn. Câu 3: Hãy tìm điệp ngữ trong khổ thơ trên và cho biết đó là dạng điệp ngữ gì? Nêu tác dụng của phép điệp ngữ vừa tìm được. Câu 4: Em hãy viết đoạn văn từ 8 đến 10 câu nêu cảm nhận về hình ảnh người bà và tình bà cháu trong bài thơ vừa xác định ở trên. Trong đoạn văn có sử dụng từ đồng nghĩa, gạch chân và chú thích rõ. Ghi chú: Không sao chép trên mạng.

1 câu trả lời

1.

"Tiếng gà trưa" của "Xuân Quỳnh"

2.

Nội dung: Người cháu đi chiến đấu để bảo vệ lòng yêu tổ quốc để bảo vệ xóm làng thân thuộc và nhất là vì người bà và dù cho thế nào cũng là người bà.

3.

Điệp ngữ "vì" (điệp ngữ cách quãng).

Tác dụng: nhấn mạnh những mục đích và động lực để người lính vững chắc tay súng bảo vệ tổ quốc, đó là tình yêu tổ quốc, tình yêu xóm làng, tình yêu bà, tình yêu đối với những kỷ niệm tuổi thơ. Nhờ những biện pháp tu từ này mà động lực chiến đấu của người lính hiện lên vô cùng thiêng liêng và sâu sắc.

4.

Khổ thơ cuối bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh đã thể hiện được động lực chiến đấu của người lính. Thật vậy, khổ thơ như những lời bộc bạch trực tiếp của người lính đối với bà của mình về những động lực mà anh đang giữ gìn. Bằng biện pháp tu từ điệp ngữ "Vì" và biện pháp liệt kê, người lính đã kể ra được những mục đích và động lực ra trận của mình. Đó là tình yêu của anh với tổ quốc, tình yêu của với xóm làng, tình yêu và biết ơn bà, vì tiếng gà cục tác và ổ trứng hồng tuổi thơ. Người lính ra trận ngày hôm nay không những vì lòng yêu tổ quốc tha thiết của mình, mà còn là vì tình yêu đối với xóm làng. Những kỉ niệm tuổi thơ bên bà và đàn gà bà nuôi lại hiện về trong dòng hồi tưởng của người lính trẻ. Hình ảnh "ổ trứng hồng tuổi thơ" là hình ảnh giản dị nhưng vô cùng thiêng liêng, xúc động vì những kỷ niệm đó là những kỷ niệm thơ ấu bình yên của anh bên người bà kính yêu của mình. Giờ đây, những tình yêu đối với tổ quốc-xóm làng và những kỷ niệm ấu thơ bên bà, bên ổ trứng hồng chính là hành trang ra trận, là thứ mà anh quyết bảo vệ khỏi sự xâm lăng của kẻ thù. Tóm lại, khổ thơ cuối là những động lực chiến đấu của người lính và tình yêu mà anh dành cho bà, cho tổ quốc, cho xóm làng và cho những kỷ niệm tuổi thơ.

#Nhimato gửi!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm