- Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: “Cục ... cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ. Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì? Câu 2: Ở khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của “tiếng gà trưa” em hãy chỉ ra từ ngữ điệp ngữ? Nó thuộc dạng điệp ngữ gì? Câu 3: Qua sáu câu thơ cuối của bài thơ, em nhận ra được động lực của tác giả trở thành một chiến sĩ là như thế nào? Câu 4: Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ trên?

2 câu trả lời

- Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ: “Cục ... cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ.

Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ năm tiếng

Câu 2: Ở khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của “tiếng gà trưa” từ ngữ điệp ngữ là:

Điệp ngữ ''nghe'' cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ:
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
_ Điệp ngữ ''tiếng gà trưa'' mở đầu các đoạn thơ sau, lặp đi lặp lại bốn lần như một điệp khúc, điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình. Mỗi lần lặp lại, nó mở ra một ô cửa lung linh làm sáng bừng lên cả khung trời kỉ niệm
_ điệp từ ''vì'' được lặp lại, dường như cảm xúc lại lắng sâu thêm để tìm về với ngọn nguồn gần gũi và thiêng liêng nhất:
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác

Câu 3: Qua sáu câu thơ cuối của bài thơ, em nhận ra được động lực của tác giả trở thành một chiến sĩ là yêu thương quý bà, yêu tổ quốc và nhân dân.

Câu 4: Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ bà và cháu rất yêu thương nhau bà luôn dành cho cháu những điều tốt nhất

CHÚC BN HỌC TỐT VÀ ĐỪNG QUÊN ĐÁNH GIÁ CHO MIK NHA

Câu 1:

Thể thơ 5 chữ

Câu 2:

Điệp từ 'nghe' và điệp từ" vì"

Câu 3:

Động lực: vì bà , vì ổ trứng hồng,vì Tổ Quốc và xóm làng thân thuộc

Câu 4:

Trên chặng đường hành quân vất vả, dừng chân nghỉ giải lao bên làng quê thanh bình. Tiếng gà trưa văng vẳng đã gợi lại những kí ức tuổi thơ của cháu bên bà. Bà hiện lên hiền từ như bà tiên trong câu chuyện cổ tích. Những quả trứng hồng bên ổ rơm vàng óng của gà mái vàng, mái mơ của bà chăm chút đầy yêu thương. Những tiếng mắng đầy yêu thương, những lo lắng của bà khi đàn gà trời giá rét, cũng chỉ mong cho cháu có một cuộc sống đủ đầy hơn. Những vất vả, tảo tần của bà ngày nào để giờ đây cháu được khôn lớn, trưởng thành. Trong lòng người cháu trào dâng tình yêu thương, lòng biết ơn về sự hi sinh, tảo tần của bà. Tiếng gà gáy quê hương và tình yêu thương bên bà đã góp phần thôi thúc người cháu quyết tâm chiến đấu, để cuộc sống yên bình sẽ còn mãi trên làng quê thân thương.

Chúc bn học tốt

Câu hỏi trong lớp Xem thêm