Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân; Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. (Rằm tháng giêng -Hồ Chí Minh ,Xuân Thủy dịch-Ngữ văn 7, Tập I) Câu 1.(1.0điểm) a. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ. b. Bài thơ được dịch theo thể thơ gì? Câu 2. a. Em hiểu gì về công việc củaBác cùng các chiến sĩ cách mạng qua câu thơ “Giữa dòng bàn bạc việc quân”? b. Qua bài thơ, em cảm nhận được gì về tâm hồn và phong thái của Bác trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp? Câu 3. Xác định điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ trong bài thơ.
1 câu trả lời
1. Bài thơ tả cảnh trăng đẹp ở chiến khu Việt Bắc vào đêm rằm tháng giêng.
2. PTBĐ: Biểu cảm.
⇒ Nội dung: Bài thơ tả cảnh thiên nhiên Việt Bắc sắc xuân trong đêm rằm tháng giêng và tình yêu thiên nhiên, đất nước, tinh thần lạc quan cách mạng của Bác.
3. Biện pháp điệp ngữ: Xuân
⇒ Tác dụng: Nhấn mạnh sắc xuân, sức sống mùa xuân của thiên nhiên trong tháng giêng.
4. Từ láy: bát ngát, lồng lộng, bàn bạc
Từ láy toàn bộ (ko đổi âm điệu): lồng lộng
Từ láy bộ phận (thay đổi âm điệu): bàn bạc, bát ngát
5. Từ bài thơ em cảm nhận được những vẻ đẹp trong tâm hồn Bác là: Tình yêu thiên nhiên, đất nước tha thiết và tinh thần lạc quan cách mạng. Em thấy mình cần học tập noi gương Bác bằng những việc làm cụ thể: bảo vệ thiên nhiên, môi trường, tự hào vể quê hương đất nước, chăm ngoan học giỏi, ko nản chí trước khó khăn.
Cho xin CLTHN nhé!
Chúc bạn năm mới zui zẻ, học giỏi!
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?