ĐÈ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 7 NĂM HỌC 2021-2022 Câu 1: a/ Kể tên 4 đại diện động vật nguyên sinh mà em biết? b/ So sánh muỗi thường và muỗi Anophen? c/ Nêu cấu tạo của trùng biến hình? Câu 2: a/ Trình bày đặc điểm chung của ngành ruột khoang? b/ Nêu các hình thức sinh sản của thủy tức. Câu 3: a/ Cấu tạo của giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào? b/ Vẽ sơ đồ vòng đời của sán lá gan. c/ Lớp cuticun có vai trò gì trong đời sống của giun đũa? Câu 4: a/ Nêu cấu tạo ngoài của Châu Chấu. b/ Vì sao châu chấu non phải nhiều lần lột xác mới lớn lên thành con trưởng thành? Câu 5: (3điểm) a/ Nêu cấu tạo của trùng roi xanh? b/ Trùng roi xanh giống thực vật ở đặc điểm nào? Câu 6: (2điểm) a/ Trình bày đặc điểm chung của ngành ruột khoang? b/ Trong hình thức sinh sản mọc chồi của thủy tức khác hình thức sinh sản mọc chồi của san hô ở điểm nào? Câu 7: (3điểm) a/ Cấu tạo của sán lá gan? b/ Lớp cuticun có vai trò gì trong đời sống của giun đũa? Câu 8: (2điểm) a/ Nêu cấu tạo ngoài của Châu Chấu. b/ Vì sao châu chấu non phải nhiều lần lột xác mới lớn lên thành con trưởng thành?

2 câu trả lời

Đáp án:câu 1 
a/các động vật nguyên sinh là: trùng roi,trùng biến hình,trung kiết lị,trùng sốt rét
b,muối thường ở khắp nơi
  muối anophen nhiều ở miền núi
Câu 2
a/

Đặc điểm chung của ngành ruột khoang là:

- Cơ thể có đối xứng toả tròn.

- Ruột dạng túi.

- Thành cơ thể có 2 lớp tế bào.

- Tự vệ tấn công bằng tế bào gai.

- Sống dị dưỡng

b/3 cách sinh sản của thủy tức:
-sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi
-sinh sản hữu tính,thành tế bảo sinh dục đực và tế bảo sinh dục cái,thụ tinh chéo
-tái sinh
câu 3
a/

Giun đũa có đặc điểm thích nghi với đời sống kí sinh ở ruột non người:

+Cơ thể dài thuôn nhọn 2 đầu, có vỏ cuticun bao bọc cơ thể bảo vệ cơ thể tránh tác dụng của dịch tiêu hóa ở ruột người,

+Hầu phát triển --> dinh dưỡng khỏe.

*Tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người.

- Giun đũa kí sinh ở ruột non lấy chất dinh dưỡng của cơ thể, đôi khi có thể làm tắc ruột.

- Giun đũa kí sinh nếu chui vào ống mật sẽ làm tắc ống mật.

- Giun đũa tiết độc tố, làm cơ thể bị ngộ độc.

- Người mắc giun đũa có khả năng lây cao cho cộng đồng
b/sán lá gan trưởng thành -> trứng( gặp nước)->ấu trùng có lông->ấu trùng kí sinh trong ốc ruộng->ấu trùng mọc đuôi( môi trường nước)->kết kén(bám vào rau bèo)->san lá gan kí sinh trong mật trâu bò
c/ bao bọc bảo vệ cho giun đũa
Câu 4
a/

* Hệ tiêu hóa:

– Gồm: miệng, hầu, diều, dạ dày, ruột tịt, ruột sau, trực tràng, hậu môn.

– Tiêu hóa nhờ enzim do ruột tịt tiết ra.

* Hệ hô hấp:

– Lỗ thở ở thành bụng

– Hệ thống ống khí phân nhánh chằng chịt, đem oxi tới các tế bào.

* Hệ tuần hoàn:

– Cấu tạo đơn giản, tim hình ống.

– Hệ mạch hở.

* Hệ thần kinh:

– Dạng chuỗi hạch.

– Hạch não phát triển.
b/vì châu chấu có bộ lớp vỏ kitin cứng bao bọc ngoài cơ thể nên khi châu chấu lớn lên bộ vỏ kitin không lớn lên theo cơ thể nên châu chấu phải lôt xác nhiều lần mới lên được
câu 5
a/Cấu tạo gồm nhân và chất nguyên sinh chứa các hạt diệp lục như thực vật, các hạt dự trữ, điểm mắt và không bào co bóp.
b/Ở trùng roi có các hạt diệp lục nên chúng cũng có khả năng quang hợp tương tự thực vật.
câu 6
a/

Cơ thể có đối xứng toả tròn.

- Ruột dạng túi.

- Thành cơ thể có 2 lớp tế bào.

- Tự vệ tấn công bằng tế bào gai.

- Sống dị dưỡng

b/Thủy tức và san hồ đều có hình thức sinh sản đó là mọc chồi. Điểm khác nhau là:

- Thủy tức: khi trưởng thành chồi tách ra sống độc lập.
- San hô: khi trưởng thành chồi tiếp tục dính với cơ thể bố mẹ để tạo thành các tập đoàn.
câu 7
a/Cấu tạo:+Không có mắt và lông bơi

+Cơ thể dẹp,đối xứng hai bên

+Giac bám,cơ dọc,cơ vòng phát triển
b/ là câu3 phần C nha
câu 8 
là câu 4 nha

1.

a) trùng roi, trùng giày, trùng biến hình, trùng sốt rét.

b)  muỗi Anophen thường có màu nâu sẫm với cơ thể được chia làm ba phần: đầu, ngực, bụng. Ngoài ra chúng còn tạo sự khác biệt bởi phần bụng nhọn, chiều dài của muỗi bằng với chiều dài của vòi và trên cánh có các vẩy màu đen trắng. Trong tuyến nước bọt của muỗi có trùng sốt rét gây sốt rét.

c) cấu tạo : là một cơ thể động vật đơn bào, có cấu tạo đơn giản.

2.

a) cơ thể đối xứng tỏa tròn gồm 2 lớp tế bào. Ruột dạng túi ( nên gọi là nghành ruột khoang). Dinh dưỡng theo hình thức dị dưỡng. Tấn công và tự vệ bằng tế bào gai.

b) có 3 loại: sinh sản 

SS Vô tính bằng cách mọc chồi.

SS Hữu tính bằng cách hình thành tế bào sinh dục đực và cái.

Tái sinh từ 1 bộ phận cơ thể tạo nên cơ thể mới.

3.

a) cơ thể dài nhọn 2 đầu, có lớp cuticun bao bọc tránh bị dịch non người tiêu hóa. hầu phát triển, đẻ nhiều trứng phát tán rộng.

b)  ảnh

c) lớp cuticun bao bọc có tác dụng bảo vệ.

4. ( tui ko học cái này ko bít)

5.

a) Cơ thể hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù và có một roi dài xoáy vào nước giúp cơ thể vừa tiến vừa xoay,gồm nhân và chất nguyên sinh chứa các hạt diệp lục như thực vật, các hạt dự trữ, điểm mắt và không bào co bóp.

b) đều có chất diệp lục 

6. 

a) coi lại câu 2 a

b) san hô: Khi ss vô tính mọc chồi, cơ thể con không tách rời mà dính liền vào cơ thể mẹ, tạo nên một tập đoàn san hô có khoang ruột thông với nhau. thủy tức: Khi ss vô tính mọc chồi, cơ thể con sẽ tách khỏi cơ thể mẹ, tự kiếm thức ăn và có đời sống độc lập

7. 

a) Cơ thể sán hình lá, dẹp, dài 2 – 5 cm, màu đỏ máu. san lá gan thích nghi với đời sống kí sinh nên mắt và lông bơi bị tiêu giảm

b) ở trên có

8. ( ko bít)