ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ 7 Câu 1: Trình bày vị trí địa lí, địa hình, khí hậu của Châu phi? Câu 2: Châu phi có các kiểu môi trường nào ? đặc điểm các kiểu môi trường? Câu3: Nguyên nhân, hậu quả bùng nổ dân số và xung đột tộc người ở Châu Phi? Câu 4: Đặc điểm về hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở Châu Phi? Câu 5: Trình bày quá trình đô thị hoá ở Châu Phi? Câu 6: Đặc điểm tự nhiên của khu vực Bắc Phi và Nam Phi? Câu 7: Phân tích các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Châu Phi( Biểu đồ trong bài 28)

1 câu trả lời

C1:

1. Vị trí địa lý - Đại bộ phận lãnh thộ Châu Phi nằm trong đới nóng - Châu Phi là châu lục lớn thứ 3 trên thế giới - Đại bộ phận diện tích Châu Phi nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam vì vậy Châu Phi có khí hậu nóng quanh năm - Bao bọc quanh Châu Phi là các biển và đại dương: Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải, Biển đỏ - Phía đông bắc Châu Phi nối liền với Châu Á qua kênh đào Xuy - ê - Đường bờ biển của Châu Phi ít bị chia cắt, có ít đảo, bán đảo và vịnh biển, có bán đảo lớn nhất là đảo Ma - đa - ga - xca và đảo Xô - ma - li

2. Địa hình - Địa hình Châu Phi khá đơn giản, toàn bộ lục địa là một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m - Phần đông được nâng lên mạnh, nền đá bị nứt vỡ tạo thành nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ dài và hẹp - Có ít núi cao và đồng bằng nhỏ hẹp, phân bố chủ yếu ở ven biển - Hướng nghiêng chính của địa hình là hướn Đông Nam - Tây Bắc

3.Khí hậu :

- Châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới:

+ nhiệt độ trung bình năm trên 20 độ C

+ lượng mưa tương đối ít địa - hình thành nhiều hoang mạc

C2:

Châu Phi có các môi trường tự nhiên: Xích đạo ẩm, nhiệt đới, hoang mạc và môi trường địa trung hải.
- Sự phân bố của các môi trường tự nhiên:
+ Môi trường xích đạo ẩm: Gồm bồn địa Công-gô và một dải hẹp ở ven vịnh Ghi-nê.
+ Hai môi trường nhiệt đới: Nằm ở phía bắc và nam Xích đạo.
+ Hai môi trường hoang mạc: Gồm hoang mạc Xa-ha-ra ở Bắc Phi; hoang mạc Ca-la-ha-ri, hoang mạc Na-mip ở Nam Phi.
+ Hai môi trường địa trung hải: Gồm dãy At-lat và vùng đồng bằng ven biển Bắc Phi, vùng cực Nam châu Phi.
- Các môi trường tự nhiên của châu Phi nằm đối xứng qua xích đạo. Nguyên nhân: Do các đới khí hậu đối xứng qua xích đạo. Từ xích đạo về mỗi phía bắc và nam châu Phi đều có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới.

C3:

Năm 2001, châu Phi có hơn 818 triệu dân, chiếm 13.4% dân số thế giới. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của châu Phi cao nhất thế giới (2,4%).
Bùng nổ dân số và hạn hán triền miên đã làm cho hàng chục triệu người ở châu Phi thường xuyên bị nạn đói đe doạ.
Đại dịch AIDS đang đe doạ sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Phi (hơn 25 triệu người nhiễm HIV/AIDS vào năm 2000, trong đó phần lớn là những người ở độ tuổi lao động).

C4

NGHÀNH DỊCH VỤ CỦA CHÂU PHI

- Các mặt hàng xuất khẩu : sản phẩm cây công nghiệp và khoáng sản chưa chế biến.

- Các mặt hàng nhập khẩu : máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng và lương thực.

 Hoạt động kinh tế đối ngoại của các nước ở châu Phi tương đối đơn giản do kinh tế phát triển phiến diện.

- Có các cảng biển : Ca-xca-blan-ca; An-giê; Mom-ba-xa; Đuôc-ban; Kêp-tao; La-gôt; A-bit-gian; Đa-ca.

C5

Phần lớn các quốc gia châu Phi có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nhưng tỉ lệ dân thành thị không ngừng tăng (năm 2000, tỉ lệ dân thành thị là trên 33%)

tốc độ đô thị hoá ở châu Phi khá nhanh nhưng không tương xứng với trình độ phát triển công nghiệp. Bùng nổ dân số đô thị là kết quả của gia tăng dân số tự nhiên cao, cùng với sự di dân ồ ạt từ nông thôn vào các thành phố lớn vì lí do thiên tai xung đột tộc người, xung đột biên giới...

Đô thị hoá nhanh làm xuất hiện nhiều khu nhà ổ chuột quanh các thành phố, nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế - xã hội cần phải giải quyết.

C6:

Ở rìa phía tây bắc, Át-lát là dãy núi trẻ duy nhất của châu Phi. Các đồng bằng ven Địa Trung Hải và các sườn núi hướng về phía biển hàng năm có mưa khá nhiều, rừng sồi và dẻ mọc rậm rạp. Vào sâu trong nội địa, mưa ít, chỉ có xavan và cây bụi phát triển, về phía nam là hoang mạc Xa-ha-ra, khí hậu khô và nóng, lượng mưa ít, thực vật nghèo nàn. với những bụi gai thưa thớt. Các ốc đảo là những nơi có mạch nước ngầm. Thực vật chú yếu là cây chà là.

 - Địa hình: đại bộ phận là sơn nguyên cao trên 1000m, nâng cao ở phía đông nam (cao nhất là dãy Đrê-ken-béc trên 3000m), thấp trũng ở giữa (bồn địa Ca-la-ha-ri).

 - Khí hậu:

+ Phần lớn Nam Phi có khí hậu nhiệt đới nhưng ấm và dịu hơn Bắc Phi.

+ Dải đất hẹp ở cực Nam có khí hậu Địa Trung Hải.

+ Lượng mưa giảm dần từ Đông – Tây.

 - Thảm thực vật thay đổi từ Đông – Tây theo sự thay đổi của lượng mưa : rừng nhiệt đới sang rừng thưa và xavan.

C7:

- Phân tích các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa

+ Biểu đồ khí hậu A:

   • Lượng mưa trung bình năm: 1.244mm

   • Mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau

   • Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 7, khoảng 18oC . Tháng mùa đông, nên đây là biểu đồ khí hậu của một địa điểm ở nửa cầu Nam.

   • Biên độ nhiệt trong năm khoảng 10oC.

   • Thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới

+ Biểu đồ khí hậu B:

   • Lượng mưa trung bình năm: 897mm

   • Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9

   • Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, khoảng 20oC . Tháng 1 - mùa đông, nên đây là biểu đồ khí hậu của một địa điểm ở nửa cầu Bắc

   • Biên độ nhiệt trong năm khoảng 15oC.

   • Thuộc kiểu khí hậu : nhiệt đới

+ Biểu đồ khí hậu C:

   • Lượng mưa trung bình năm: 2592mm

   • Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau

   • Tháng nóng nhất là tháng 4, khoảng 28oC . Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 7, khoảng 20oC. Đường biểu diễn nhiệt độ ít dao động và lại có mưa lớn nên đây là biểu đồ ở khu vực xích đạo.

   • Biên độ nhiệt trong năm khoảng 8oC.

   • Thuộc kiểu khí hậu : xích đạo

+ Biểu đồ khí hậu D:

   • Lượng mưa trung bình năm: 506mm

   • Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 8

   • Tháng nóng nhất là tháng 2, khoảng 22oC . Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 7, khoảng 10oC. tháng 7-mùa đông nên đây là biểu đồ khí hậu của một địa điểm ở nửa cầu Nam.

   • Biên độ nhiệt trong năm khoảng 12oC.

   • Thuộc kiểu khí hậu : địa trung hải

Câu hỏi trong lớp Xem thêm