ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ I- MÔN LỊCH SỬ 7 1. Trình bày một số nét cơ bản về xã hội phong kiến.(đặc điểm kinh tế, giai cấp cơ bản, thành tựu tiêu biểu) 2. Trình bày một số nét cơ bản về thời Đinh.(hoàn cảnh ra đời, ai làm vua, đóng đô ở đâu, tên nước) 3. Những sự kiện có ý nghĩa lớn của nhà Lý trong quá trình xây dựng đất nước. 4. Nét cơ bản về luật pháp và quân đội thời Trần. 5. Nguyên nhân, ý nghĩa các cuộc phát kiến địa lí. 6. Ý nghĩa, tác dụng các biện pháp quan tâm đến nông nghiệp thời Tiền Lê. 7. Ý nghĩa lịch sử ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thắng lợi. 8. Chứng minh được sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ tới các nước Đông Nam Á. 9. So sánh chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Trung Quốc. 10. Mô tả được sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý, Ttrần. 11. So sánh tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần với các triều đại trước. 12. Nhận xét về tình hình nông nghiệp và giáo dục thời Trần.

2 câu trả lời

1. Trình bày một số nét cơ bản về xã hội phong kiến. 
a) Kinh tế: 
- Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.
- Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín; kĩ thuật canh tác lạc hậu.
- Ruộng đất chủ yếu nằm trong tay địa chủ hay lãnh chúa. Họ giao cho những người nông dân lĩnh canh hoặc nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.
- Thủ công và thương nghiệp từng bước phát triển và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế phong kiến
b) Các giai cấp cơ bản của xã hội phong kiến: 
- Ở phương Đông: Địa chủ và nông dân lĩnh canh
- Ở phương Tây: Lãnh chúa phong kiến và nông nô
c) Thành tựu tiêu biểu: 
* Phương Tây:
- Lịch và chữ viết: Dương lịch, chữ viết Rô-ma
- Khoa học:
+ Toán học: Ta-let,Py-ta-go,....
+ Vật lý: Ác-si-mét
+ Triết học: Pla-tôn
+ Y học: Hy-pô-crát
+ Sử học: Hê-rô-đốt
- Văn học: tiểu thuyết, bi kịch, hài kịch, thơ trữ tình...
- Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc và hội họa:
+ Một số kiến trúc: Đấu trường Cô-li-dê,Đền Pác-tê-nông
+ Một số tác phẩm điêu khắc: Lực sĩ ném đĩa,Tượng thần Dớt,.......
* Phương Đông:
- Sáng tạo ra chữ tượng hình,hệ đếm số 10, nghĩ ra số 0, tính được số pi bằng 3,14
- Sáng tạo ra âm lịch, có nhiều đóng góp trong các lĩnh vực: toán học, vật lí, địa lí,...
- Các công trình, kiến trúc nghệ thuật: Kim tự tháp (Ai Cập),Thành Ba-bi-lon (Lưỡng Hà)
2. Trình bày một số nét cơ bản về thời Đinh.
- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư
- Năm 970, đặt niên hiệu là Thái Bình
- Phong vương cho các con, cử tướng thân cận giữ chức vụ chủ chốt, dựng cung điện, đúc tiền, giao hầu với nhà Tống
3. Những sự kiện có ý nghĩa lớn của nhà Lý trong quá trình xây dựng đất nước.
Sự kiện có ý nghĩa lớn: kháng chiến chống Tống năm 1075 - 1077 thắng lợi
- Nhà Tống bỏ mộng xâm lược Đại Việt
- Nền độc lập của Đại Việt được giữ vững
4. Nét cơ bản về luật pháp và quân đội thời Trần.
* Pháp luật thời Trần:
- Ban hành bộ luật mới : Quốc triều hình luật
- Pháp luật xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản, quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất
- Đặt cơ quan thẩm hình viện để xử luận
- Vua Trần vẫn để chuông lớn ở thềm điện Long Trì cho dân đến kêu oan khi cần
- Sự cách biệt giữa vua quan và dân chúng chưa thực sự sâu sắc
*Những nét chính về quân đội thời Trần:
- Quân đội thời Trần gồm 2 bộ phận: Cấm quân, quân địa phương
+ Ở các lộ: chính binh, phiên binh
+ Ở các xã: hương binh
- Chủ trương: "Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông"
- Thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông"
- Quân đội thường xuyên luyện tập võ nghệ
5. Nguyên nhân, ý nghĩa các cuộc phát kiến địa lí.
- Nguyên nhân: do nhu cầu phát triển sản xuất. Tiến bộ về kĩ thuật hàng hãi: la bàn, bản đồ, kĩ thuật đóng tàu
- Ý nghĩa: thúc đẩy thương nghiệp phát triển, đem lại nguồn lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản
6. Ý nghĩa, tác dụng các biện pháp quan tâm đến nông nghiệp thời Tiền Lê.
- Góp phần khôi phục và phát triển trở lại sản xuất nông nghiệp sau chiến tranh.
- Nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và có bước phát triển.
7. Ý nghĩa lịch sử ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên thắng lợi.
a) Nguyên nhân thắng lợi:
- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân
- Nhà Trần đã chuẩn bị chu đáo mọi mặt cho kháng chiến
- Tinh thần hy sinh, ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân dân nhà Trần
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của nhà Trần. Đặc biệt là của tướng Trần Quốc Tuấn
b) Ý nghĩa lịch sử:
- Đập tan âm mưu xâm lược của quân Mông – Nguyên, bảo vệ vững chắc nên độc lập, toàn vẹn lãnh thổ chủ quyền của dân tộc
- Thể hiện sức mạnh của dân tộc đánh bại mọi kẻ thù xâm lược. Nâng cao lòng tự hào dân tộc
- Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam
- Để lại nhiều bài học, kinh nghiệm quý báu
8. Chứng minh được sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ tới các nước Đông Nam Á.
- Tôn giáo: nhiều nước Đông Nam Á theo đạo Phật, đạo Hin-đu trở thành quốc giáo như Chăm-pa, Campuchia, Thái Lan…
- Chữ viết: chữ Phạn được truyền bá sang Đông Nam Á từ những thế kỉ đầu công nguyên. Ban đầu nhiều dân tộc sử dụng chữ Phạn làm chữ viết của mình, về sau nhiều nước sáng tạo ra chữ viết riêng trên cơ sở chữ Phạn: chữ Chăm cổ, chữ Khơ-me, chữ Mi-an-ma, chữ Lào…
- Văn học: văn học Ấn là nguồn cảm xúc, đề tài cho văn học viết và văn học truyền miệng các dân tộc Đông Nam Á.
- Nghệ thuật: Kiến trúc Hin-đu như: Tháp Chàm (Việt Nam), Ăng-co Vát (Campuchia)… Kiến trúc Phật giáo như: Ăng-co Thom (Campuchia), Thạt Luổng (Lào)…
- Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng khá toàn diện, sâu sắc đến các dân tộc Đông Nam Á. Tuy nhiên, mỗi dân tộc vẫn xây dựng cho mình một nền văn hóa mang đậm bản sắc riêng.
9. So sánh chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Trung Quốc.
- Nhà Tần: gây chiến tranh, mở rộng lãnh thổ về phía bắc và phía nam
- Nhà Hán: Tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lấn bán đảo Triều Tiên, thôn tính các nước phương Nam
- Nhà Đường: Đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố chế độ đô họ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục, làm cho lãnh thổ của Trung Quốc được mở rộng hơn bao giờ hết.
11. So sánh tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần với các triều đại trước.
Được tổ chức quy củ, đầy đủ hơn, quyền lực tập trung lớn vào tay nhà vua, quý tộc Trần nắm giữ hầu hết những vị trí trong triều đình.
12. Nhận xét về tình hình nông nghiệp và giáo dục thời Trần.
- Nông nghiệp: 
+ Công cuộc khai khẩn đất hoang, thành lập làng xã được mở rộng
+ Các vương hầu, quý tộc chiêu tập dân nghèo đi khai hoang, lập điền trang
+ Nhà Trần ban thái ấp cho quý tộc
+ Đê điều được củng cố
- Giáo dục: 
+ Quốc Tử Giám được mở rộng
+ Ở các lộ, phủ đều có trường học
+ Các kì thi tổ chức ngày càng nhiều

Câu 1:

* Tình hình xã hội:

- Những giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến là:

+ phương Đông: Địa chủ và nông dân lĩnh canh

+ phương Tây: Lãnh chúa phong kiến và nông nô

- Quan hệ giữa các giai cấp là: quan hệ bóc lột, địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô chủ yếu bằng địa tô.

* Tình hình kinh tế:

- Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.

- Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín; kĩ thuật canh tác lạc hậu.

- Ruộng đất chủ yếu nằm trong tay địa chủ hay lãnh chúa. Họ giao cho những người nông dân lĩnh canh hoặc nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.

- Thủ công và thương nghiệp từng bước phát triển và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế phong kiến

* Tình hình văn hóa:

- Phát triển chậm, tuy nhiên cũng đạt được một số thành tựu đáng kể.

Câu 2:

– Năm 968, sau khi tái thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh lấy tước hiệu là Đinh Tiên Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình).

– Vào năm 979, vua Đinh Tiên Hoàng đã bị một viên thư lại trong cung điện ám sát dẫn đến sự ra đời của nhà Tiền Lê.

Câu 3:

- Tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương chặt chẽ. 

- Ban hành luật Hình thư, củng cố và xây dựng quân đội vững mạnh.

- Thi hành các chính sách mềm dẻo, linh hoạt đối với các tù trưởng dân tộc miền núi và các nước láng giềng.

- Thực hiện chính sách “ Ngụ binh ư nông”.

- Về đối ngoại: Quan hệ bình thường đối với Nhà Tống, dẹp tan các cuộc nổi loạn của Chăm Pa.

- Xây thêm Văn Miếu Quốc Tử Giám,... mở khoa thi.

Câu 4:

- Nhà nước chú trọng sửa sang luật pháp, ban hành Quốc triều hình luật.

*Nội dung:

+ Bảo vệ vua, giai cấp thống trị.

+ Xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản.

+ Quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất.

- Đặt cơ quan Thẩm hình viện để xét xử việc kiện cáo.

- Đặt chuông tại điện Long Trì để dân kêu oan.

Câu 5:

*Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí là:

- Nhu cầu về vàng bạc, nguyên liệu, nhân công và thị trường mới của châu Âu. 

- Các nước phương Tây  muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông.

- Những tiến bộ về kĩ thuật hàng hải: la bàn, kĩ thuật đóng tàu... là điều kiện để thực hiện các cuộc phát kiến địa lý.

Câu 6:

Nông nghiệp vẫn là nền tảng cơ bản của nền kinh tế đương thời. Phần lớn ruộng đất ở làng xã phụ thuộc vào triều đình, do triều đình sở hữu.

Nhà Tiền Lê còn khuyến khích dân các nơi khai khẩn đất hoang để lập làng, mở rộng diện tích đất công. Những ruộng đất ở làng xã và ruộng mới hình thành do khai hoang, nhân dân theo tập tục chia ruộng đều cho nhau cày cấy và nộp thuế cho triều đình.

Câu 7:

*Nguyên nhân thắng lợi:
- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vô quê hương, đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
- Sự chuẩn bị-chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Vương triều Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.

*Ý nghĩa lịch sử:
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc.
- Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược (góp phần nâng cao lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân...).
- Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự, để lại nhiều bài học cho đời sau trong cuộc đấu tranh chống xâm lược.

Câu 8:

-Những ảnh hưởng từ Ấn Độ như là một sự thúc đẩy và đóng góp cho sự hình thành văn hóa các nước Đông Nam Á.  Những dấu ấn đó đã đi vào lối sống và sinh hoặc của người Việt nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói riêng.

Câu 9:

*Chính sách đối ngoại xuyên suốt của các triều đại phong kiến Trung Quốc là:

- Đẩy mạnh xâm lược để mở rộng lãnh thổ.

Câu 10:

Mình có hình ở dưới nha:

Câu 11:

*So sánh tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần với các triều đại trước:

Tổ chức theo chế độ quân chủ tập quyền + chế độ Thái Thượng Hoàng.

Câu 12:

- Kinh tế nông nghiệp của Đại Việt sau chiến tranh nhanh chóng được phục hồi nhờ các biện pháp khuyến nông như khai khẩn mở rộng diện tích trồng trọt, đắp đê chống lũ lụt....

- Công cuộc khai hoang được đẩy mạnh, trong lúc đó, ruộng đất cũng ngày càng tập trung vào tay các quý tộc, vương hầu, địa chủ.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm