Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:Có công mài sắt có ngày nên kim Em sẽ làm theo các bước như thế nào? (Chép mạng thì chép vừa thôi đừng chép cả bài của ngta)

2 câu trả lời

câu trả lời  của mik :

          Chăm chỉ, cần cù, chịu thương chịu khó,… những đức tốt đẹp đó từ lâu đã trở thành truyền thống đáng quý của nhân dân ta. Chăm chỉ, cần cù, chịu thương chịu khó,… bởi ông cha ta tin rằng: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

      Câu tục ngữ phản ánh một hiện thực tồn tại hiển nhiên trong đời sống: dù thỏi sắt có lớn đến mấy thì qua bàn tay lao động, qua công sức mài giũa của con người thì cuối cùng cũng mòn đi, nhỏ lại thành cây kim. Không chỉ vậy, thỏi sắt ban đầu là một vật thô phác, vô ích nhưng nhờ công sức lao động của con người đã trở thành cây kim tinh xảo có ích cho đời sống hàng ngày.Từ những ý nghĩa trên, câu tục ngữ đã khuyên răn, nhắc nhở chúng ta nhiều điều có ý nghĩa trong cuộc sống. Trước hết, công việc dù lớn đến mấy, dù khó khăn đến mấy nếu chịu khó, cần cù làm lụng thì nhất định sẽ thành. Ý nghĩa này giống như một câu ngạn ngữ phương Tây: “Đi là đến”. Bên cạnh đó, câu tục ngữ cũng nhắc nhở ta cần có ý thức kiên trì, bền bỉ để biến những công việc gian khó thành dễ dàng, sự thành công. Từ đó động viên con người: nếu có công làm lụng thì nhất định sẽ thành công.Trong thực tế, câu tục ngữ này đã được chứng minh rất nhiều. Xưa, Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo, lại xấu xí, tưởng chẳng thể có được chút đóng góp cho đời. Vậy mà ông đã kiên trì tự học, học bằng chữ viết trên lá chuối, học bằng ánh sáng của trăng, của đom đóm, của những ánh lửa bốc lên từ đống lá khô,… Cuối cùng ông đã trở thành một Trạng nguyên tài ba nổi tiếng với bài thơ “Hoa sen trong giếng ngọc” xúc động lòng người. Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Kí trước đây là một câu bé bị liệt cả hai tay. Nhưng với tinh thần ham học hỏi, Kí đã vượt qua bao đau đớn, bao nỗi mặc cảm, vật lộn với những cơn chuột rút những lần thất bại. Giờ đây, chẳng những Nguyễn Ngọc Kí đã viết được bằng chân rất đẹp mà còn trở thành một nhà giáo ưu tú được học trò hết lòng yêu mến, kính trọng. Ngày nay, cũng có biết bao học người học trò nghèo kiên trì học tập và trở thành những học sinh giỏi. Cũng có biết bao những cô chú công nhân, những nhà doanh nghiệp đi lên từ vất vả gian khó. Với đôi bàn tay cần cù và sự kiên trì chịu khó họ đã làm nên những điều kì diệu nhất cho cuộc đời này. Quả thực, nếu ta quyết tâm làm việc thì công việc dù khó, dù lâu đến mấy nhất định sẽ xong.

       Câu tục ngữ đúng đắn cùng những thực tế sinh động đã cho mỗi chúng ta một bài học lớn. Trong cuộc sống có bao công việc gian khó, vất vả: việc học tập, việc lao động,… nhưng nếu chúng ta biết vượt qua gian khó, kiên trì và quyết tâm thì thành công.

ko chép mạng 

chúc bạn học tốt 

cho mik xin ctlhn và 5 *

      Câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim" là một câu nói ăn sâu vào tri thức người việt khi câu nói này đề cập đến việc "cần cù sẽ có ngày thành công" ý nói chăm chỉ và rèn rũa sẽ nhận đc thành quả của mình.

      Câu chuyện bắt đầu bằng việc, xưa có cậu bé làm việc gì cũng mau chán. Mỗi khi cầm quyển sách, mới chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài. Hay khi viết chữ, cậu chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạc. Rồi một hôm câu thấy một bà lão đang cầm 1 cây sắt mài vào tảng đá, câu thấy lạ chạy ra hỏi mới biết bà cụ đang mài kim, cụ nói "Mỗi ngày mài một ít rồi có ngày cũng sẽ thành công, cậu bé hiểu ra quay về nhà, sau này học rất giỏi. Câu chuyện trên ngụ ý rằng nếu chúng ta có cố gắng chịu khó vượt qua giống bão thì cuối cùng cũng có ngày thành công, cũng giống cục sắt nếu cứ mài dần sau này cũng thành cây kim. Có nhiều câu chuyện khác liên quan đến câu tục ngữ này, cho ta thấy rằng "Có công mài sắt có ngày nên kim" là có thật trong đời sống hằng ngày nếu chungs ta biết rèn rũa bản thân thì sau này cũng sẽ trở nên trưởng thành hơn, không nên bỏ dở công việc giữa chừng biết đâu sau này ta cũng sẽ nhận lại thành quả.

    Vậy nên câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim" là một câ tục ngữ đúng đắn về đức tính nên có ở mỗi con người, đây là một bài học đầu đời của chúng ta, và có thể nó sẽ được truyền đi truyền lại cho con cháu chúng ta sau này.

                          ~Good Luck~

@tranxuanhungdat123