Dầu diessel và xăng được nạp vào xilanh ở thời điểm nào ??? Help me please cần gấp lắm !!! Em cảm ơn nhiều ạ !!!

2 câu trả lời

Động cơ Diesel hay còn gọi là động cơ nén cháy (compression-ignition) hay động cơ CI, được đặt theo tên của Rudolf Diesel. Động cơ Diesel là một loại động cơ đốt trong, trong đó việc đánh lửa nhiên liệu được gây ra bởi nhiệt độ cao của không khí trong xi lanh do nén cơ học (nén đoạn nhiệt). Điều này trái ngược với các động cơ đánh lửa như động cơ xăng hay động cơ ga (sử dụng nhiên liệu khí) sử dụng bộ đánh lửa để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu-không khí.

Động cơ diesel hoạt động bằng cách chỉ nén không khí. Điều này làm tăng nhiệt độ không khí bên trong xi lanh lên cao đến mức nhiên liệu diesel được phun vào buồng đốt tự bốc cháy. Với nhiên liệu được đưa vào không khí ngay trước khi đốt, sự phân tán của nhiên liệu không đồng đều; đây được gọi là hỗn hợp nhiên liệu-không khí không đồng nhất. Mô-men xoắn mà động cơ diesel tạo ra được điều khiển bằng cách điều khiển tỷ lệ nhiên liệu-không khí (λ); thay vì điều tiết khí nạp, động cơ diesel phụ thuộc vào việc thay đổi lượng nhiên liệu được phun và tỷ lệ nhiên liệu-không khí thường cao.

Động cơ diesel có hiệu suất nhiệt cao nhất (hiệu suất động cơ) của bất kỳ động cơ đốt trong hoặc đốt ngoài thực tế nào do hệ số giãn nở rất cao và đốt cháy nghèo vốn có cho phép tản nhiệt bởi không khí dư thừa. Một sự mất mát hiệu suất nhỏ cũng được tránh so với động cơ xăng phun vô hướng hai thì vì nhiên liệu không cháy không có ở chụp xupap và do đó nhiên liệu không đi trực tiếp từ đầu vào ra ống xả. Động cơ diesel tốc độ thấp (như được sử dụng trong tàu và các ứng dụng khác trong đó trọng lượng tổng thể của động cơ tương đối không quan trọng) có thể đạt hiệu suất hiệu quả lên tới 55%.[1]

Động cơ diesel có thể được thiết kế theo chu kỳ hai thì hoặc bốn thì. Chúng ban đầu được sử dụng như là một sự thay thế hiệu quả hơn so với động cơ hơi nước cố định. Từ những năm 1910, chúng đã được sử dụng trong tàu ngầm và tàu thủy. Sau đó, nó còn được sử dụng trong đầu máy, xe tải, máy xây dựng và nhà máy điện. Vào những năm 1930, chúng dần bắt đầu được sử dụng trong một vài chiếc ô tô. Kể từ những năm 1970, việc sử dụng động cơ diesel trong các phương tiện trên đường và xe địa hình lớn hơn ở Mỹ đã tăng lên. Theo Konrad Reif, trung bình ở EU, ô tô diesel chiếm một nửa số ô tô mới đăng ký.[2]

chs mik 5 sao và câu trl hay nhất nhé

Động cơ Diesel sử dụng nhiên liệu là dầu Diesel, không có bugi đánh lửa, động cơ sinh công nhờ quá trình nén hỗn hợp nhiên liệu và không khí trong xi lanh. 

Động cơ xăng sử dụng nhiên liệu là xăng, sinh công bằng quá trình đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu không khí trong xi lanh nhờ tia lửa điện ở bugi.

♦ Ưu điểm: 

- Hiệu suất động cơ Diesel cao hơn so với động cơ xăng (1,5 lần).

- Dầu Diesel rẻ tiền hơn xăng.

- Mức tiêu hao nhiên liệu riêng của động cơ Diesel thấp hơn động cơ xăng.

- Dầu Diesel không bốc cháy ở nhiệt độ thường nên ít gây nguy hiểm.

- Do không có bộ chế hòa khí và bộ phận đánh lửa nên động cơ Diesel ít hư hỏng vặt. 

- Động cơ Diesel chịu quá tải tốt hơn động cơ xăng. 

♦ Nhược điểm: 

- Cùng một công suất thì động cơ Diesel có khối lượng nặng hơn động cơ xăng.

- Tỉ số nén động cơ Diesel cao hơn nên đòi hỏi các chi tiết máy của động cơ phải tốt dẫn đến giá thành chế tạo mắc hơn. 

- Các chi tiết của hệ thống nhiên liệu ở động cơ Diesel có độ chính xác rất cao (sai số 1/100mm) như bơm cao áp, kim phun nên giá thành chế tạo và sửa chữa cao hơn. 

- Sửa chữa các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel phải có máy chuyên dùng, dụng cụ đắt tiền và thợ có chuyên môn cao. 

- Tốc độ động cơ Diesel thấp hơn tốc độ động cơ xăng.

- Động cơ Diesel gây ồn và "hôi" hơn động cơ xăng. (Điều này đã được khắc phục nhiều bằng các công nghệ tiên tiến).

Động cơ Diesel và động cơ xăng đều có ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên nhà sản xuất đã áp dụng hai loại động cơ này trên xe để phù hợp với mục đích sử dụng của mỗi dòng xe riêng biệt. Để cảm nhận và yêu thích một chiếc xe êm ái mượt mà như động cơ xăng hay mạnh mẽ và tiết kiệm như động cơ Diesel còn tùy thuộc vào sở thích và nhu cầu của mỗi người. Qua bài viết này mong mọi người sẽ có thêm kiến thức về hai loại động cơ này và dễ dàng lựa chọn hơn cho mục đích sử dụng xe của mình.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

giúp em vs ạ :< Vô cảm là đã không còn tình cảm, không còn cảm xúc, dửng dưng với cuộc sống đang diễn ra xung quanh mình. Nhìn thấy một cảnh đau lòng ta sẽ rơi nước mắt; nhưng vô cảm là ta lạnh nhạt bước đi mà chẳng mảy may thương xót. Buổi sáng đi qua đèn đỏ ngã tư, một đứa bé trần truồng xám ngắt bị bỏ lại bên đường, bên cạnh đó có chiếc ống bơ xin tiền, những ai vô cảm sẽ đi qua mà không chút động lòng. Con người trong xã hội ngày nay đang dần dần chấp nhận sự vô cảm trong cuộc sống. Bước ra khỏi lũy tre làng, ta dần lãng quên câu “ tối lửa tắt đèn”; nhiều người con vẫn vô tư, vô lo, mải mê với những thú vui mặc lòng trước những nhọc nhằn vì manh áo chén cơm của đấng sinh thành. Xót xa biết nhường nào. Bắt đầu cuộc sống phồn hoa đô thị, lòng người ta bắt đầu đóng khép. Ấy chính là lúc con người vụt nhiên mất đi cái nhìn về tổng thể, về sợi dây ân tình kết nối với cuộc đời để nghiêng hẳn về phía cá nhân vị kỉ, hẹp hòi và bỗng trở thành ích kỉ, vô cảm, vô tâm mà không hề hay biết. ( Sưu tầm) Câu 1. Cho biết phương thức biểu đạt chính và thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích ? Câu 2. Hãy chỉ ra nội dung chính của đoạn trích? Câu 3. Theo anh/chị tại sao tác giả viết:“Con người trong xã hội ngày nay đang dần dần chấp nhận sự vô cảm trong cuộc sống.” Câu 4. Hãy viết một đoạn văn ngắn với chủ đề: Để cuộc sống vơi dần sự vô cảm. Viết từ 5 - 8 dòng.

1 lượt xem
1 đáp án
2 giờ trước