đặc điểm và cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước ?
2 câu trả lời
Đặc điểm bên ngoài của lá thích nghi với thoát hơi nước:
+ Đối với cây sống ở sa mạc, hoang mạc: lá biến thành gai để hạn chế thoát hơi nước
+ Lá của cây dạng bản rộng, trên bề mặt lá có nhiều tế bào khí khổng.
Cấu tạo của lá:
+ Ở mặt phía dưới của lá có các tế bào mô xốp, xếp k chặt tạo nên để nhiều khoảng trống tạo nên một hệ thống gian bào thông với các khí khổng. Nói chung thì tổng diện tích các khoảng gian bào thịt lá là rất lớn, có thể gấp 6 - 9 lần diện tích của lá. Như vậy thì thể tích các gian bào trong lá là rất lớn và hơi nước trong khoảng gian bào gần như luôn bão hòa.
+ Cấu tạo của tế bào khí khổng: Khí khổng được cấu tạo từ hai tế bào bảo vệ có hình bầu dục như hạt đậu quay vào nhau để một khe hở nhỏ liên thông giữa khoảng gian bào thịt lá với không khí xung quanh. Các tế bào khí khổng có đặc điểm sau:
+ Mép trong rất dày và mép ngoài rất mỏng, nên khi tế bào trương nước thì mép ngoài của tế bào dãn nhanh hơn làm cho tế bào khí khổng uốn cong hơn và khe vi khẩu mở ra để cho nước thoát ra ngoài. Ngược lại khi mất nước thì tế bào xẹp nhanh, mép ngoài co về nhanh hơn và khí khổng khép lại để hạn chế bay hơi nước.
+ Tế bào khí khổng có chứa nhiều lục lạp và các hạt tinh bột. Đây là đặc điểm mà các tế bào biểu bì khác không có. Đặc điểm cấu tạo này giúp cho sự điều chỉnh tế bào khí khổng đóng mở nhờ tế bào khí khổng hoạt động quang hợp. Lúc cần thiết thì tinh bột sẽ phân huỷ thành đường để làm tăng áp suất thẩm thấu của tế bào khí khổng giúp cho tế bào khí khổng hút nước vào để tăng sức trương.
Đáp án: không nhớ lắm
Giải thích các bước giải: nhưng lá có nhiều hình dạng cấu tạo phù hợp với từng loại môi trường
Vd như cây xương rồng ở sa mạc lá nhỏ hoặc lá gai để hạn chế sự thoát hơi nước qua lá
Một số loại cây thân gỗ thì lá to và mỏng để có diện tích tiếp xúc rộng làm tăng lượng nước thoát ra