d. Trận Chi Lăng – Xương Giang (tháng 10 – 1427) 

1. Sau thất bại nặng nề ở Tốt Động – Chúc Động quân Minh đã làm gì? 

2. Khi viện binh giặc kéo sang nghĩa quân chủ động đối phó như thế nào? 

3. Tại sao ta tập trung tiêu diệt đạo quân của Liễu Thăng trước? 

4. Vì sao quân ta đã chiến thắng mà Lê Lợi còn tổ chức mở hội thề Đông Quan với Vương Thông? 

5.Nhận xét sự giống nhau trong cách đánh của nghĩa quân qua hai trận đánh ( trận Tốt Động- Chúc động và trận Chi Lăng – Xương Giang (tháng 10 – 1427)

2 câu trả lời

1.Tháng 10 năm 1427,  15 vạn viện binh do Liễu Thăng và một thanh chỉ huy tiến vào nước ta. 2.  ngày 8 tháng 10 Liễu Thăng bị ta phục kích và tiêu diệt ở Chi Lăng phó tướng liên minh lên thay dẫn quân xuống Xương Giang bị phục kích ở gần Trạm Phố Cát số còn lại tiến đến Xương Giang thì bị tiêu diệt và bắt sống mộc Thanh hoảng sợ rút quân về nước.  10-12-1427 ,Vương Thông xin hòa và chấp nhận mở Hội thề Đông Quan.

3. Vì đạo quân của Liễu Thăng là lực lượng viện quân của giặc và bộ chỉ huy không cho chúng tiến sâu và nội địa nước ta.

4. Vì Lê Lợi không muốn có thù oán gì với giặc nữa nên lập hội thề để Vương Thông về nước.

5. Giống nhau : quân ta đoán được ý đồ của giặc nên đều đã phục kích thành công và có được chiến thắng lớn

Câu 1: Sau thất bại nặng nề ở tốt động-chúc động, quân Minh đã gọi viện binh để cứu giúp.

Câu 2: Khi viện binh kéo sang nghĩa quân chủ động đối phó bằng cách dụ quân viện binh do Liễu Thăng chỉ huy vào trận địa mai phục, khi quân của Liễu Thăng vào trận địa thì quân phục kích của quân ta đồng loạt ra đánh --> quân minh bị bất ngờ --> đội hình chiến đấu của quân minh tan vỡ.

Câu 3: Ta tập trung tiêu diệt đạo quân của Liễu Thăng vì đạo quân này rất đông, nếu quân ta không tiêu diệt ngay thì khi quân của Liễu Thăng vào Đông Quan thì sẽ rất khó cho quân ta vì lực lượng hai bên rất chênh lệch

Câu 4: Vì Lê Lợi muốn giảng hòa cùng với Vương Thông vì có thể sau khi đánh bại quân Minh, nếu không nhân nhượng cho họ thì họ sẽ có mối thù với nước ta, khoảng vài năm sau thì họ sẽ đến báo thù, thế thì rất khó để cho đất nước phát triển, và sẽ rất lợi cho bên địch cùng với đó là cả hai sẽ mất rất nhiều xương máu. Vì vậy, nếu ta giảng hòa thì sẽ tránh được thêm thiệt hại của hai bên và  họ cũng không có mối thù với với mình nữa, vậy thì đất nước sẽ phát triển.

Còn một lý do nữa là thể hiện tinh thần nhân đạo và mong muốn hòa bình của nhân dân ta.

Câu 5:

Giống nhau:

Hai trận thì quân ta đều cho quân phục kích quân địch.

Nhận xét:

Cách đánh này rất đơn giản và hiệu quả, vì nó tốn rất ít người và cơ động

Câu hỏi trong lớp Xem thêm