Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống diễn ra như thế nào

2 câu trả lời

Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta

- Thế kỉ XI, nhà Tống gặp phải khó khăn về kinh tế, chính trị vì thế nhà Tống tiến hành xâm lược Đại Việt để giải quyết tình hình khó khăn trong nước.

- Ở phía Nam, nhà Tống xúi Chăm-pa đánh Đại Việt; ở phía Bắc, quân Tống ngăn cản việc trao đổi buôn bán giữa hai nước, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc ít người.

Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ

- Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy tổ chức kháng chiến.

- Chủ động đánh tan ý đồ tiến công, phối hợp với Chăm-pa đánh Đại Việt của nhà Tống.

- Chủ trương của nhà Lý: tấn công trước để phòng vệ.

- Tháng 10/1075, Lý Thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy quân thủy - bộ, chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống.

Mục tiêu: kho lương thành Châu Ung.

Đường bộ do Thân Cảnh Phúc, Tông Đản chỉ huy quân dân miền núi đánh vào châu Ung Châu (Quảng Tây).

Đường thủy do Lý Thường Kiệt chỉ huy quân đổ bộ vào châu Liêm, châu Khâm (Quảng Đông).

- Sau 42 ngày đêm quân ta đã làm chủ thành Ung Châu.

Diễn biến:

- Năm 981, quân Tống theo hai đường thủy bộ tiến vào xâm lược nước ta

- Dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn, quân ta chặn đánh địch ở sông Bạch Đằng và ải Chi Lăng.

- Tại cửa sông Bạch Đằng, Lê Hoàn chỉ huy cho đóng cọc để ngăn chặn thuyền địch. Nhiều trận chiến đấu ác liệt diễn ra, cuối cùng quân thủy của địch cũng bị chết gần hết.

- Trên bộ, quân ta cũng chặn đánh ác liệt ở Chi Lăng buộc chúng phải rút quân, thừa thắng quân ta truy kích diệt địch, quân giặc chết đến quá nửa. Tướng giặc bị giết. Cuộc kháng chiến thắng lợi.

Kết quả:

- Quân giặc chết quá nửa, tướng giặc bị giết. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

Ý nghĩa:

- Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược thắng lợi đã giữ vững được nền độc lập của nước nhà và đem lại cho nhân dân ta niềm tự hào, lòng tin ở sức mạnh và tiền đồ của dân tộc.