Cơ hội và thách thức của việc các cường kinh tế tìm cách áp đặt lối sống và nền văn hóa của mình đối với các nước khác
2 câu trả lời
Hiện có nhiều định nghĩa khác nhau về toàn cầu hoá, trong đó có một định nghĩa mà chúng tôi cho rằng phản ánh khá chính xác bản chất của toàn cầu hóa, đó là “Toàn cầu hóa là một quá trình biến các vùng miền, các cộng đồng người khác nhau từ trạng thái biệt lập, tách rời nhau thành một trạng thái khác về chất, bằng sự liên kết gắn bó thành một thể thống nhất hữu cơ trên quy mô toàn cầu. Khi đó, một sự kiện, một hiện tượng, một vấn đề xảy ra ở vùng miền này, ở cộng đồng người này sẽ có ảnh hưởng, tác động tới các vùng miền, các cộng đồng người khác trên quy mô toàn thế giới” [1, tr. 11].
Toàn cầu hoá đang tạo ra những ưu thế nhất định và có thể tóm tắt ưu thế đó trên mấy điểm như sau: thứ nhất, nó tạo ra khả năng phát triển, phổ cập công nghệ thông tin và các phương tiện viễn thông; thứ hai, nó thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thương mại và tạo ra khả năng thực thi các luật lệ kinh tế khách quan trong một không gian toàn cầu rộng lớn; thứ ba, nó tạo điều kiện cho việc giao lưu văn hoá và tư tưởng rộng rãi, làm cho con người xích lại gần nhau hơn; cuối cùng, toàn cầu hoá đem lại khả năng giải quyết một số vấn đề chung đang đối mặt với toàn cầu hoá kinh tế và sự phát triển xã hội.
Bên cạnh những ưu điểm, toàn cầu hoá đang đặt ra cho các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển những thách thức và nguy cơ hết sức to lớn:
Về mặt xã hội, hiện nay, các nước đều đang phải đối mặt với những vấn đề chung trong sự phát triển kinh tế quốc gia, như những vấn đề sinh thái, ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên, vấn đề dân số và sức khoẻ cộng đồng, sự phân hoá giàu nghèo, tệ nạn xã hội và tội phạm mang tính quốc tế.
Về mặt chính trị, người ta thường nhắc tới những thách thức nghiêm trọng của toàn cầu hoá đối với chủ quyền quốc gia. Điều đó được lý giải bằng sự tác động của kinh tế đối với chính trị. Sự hội nhập về kinh tế tăng lên sẽ kéo theo sự hội nhập về chính trị. Với lôgíc đó, người ta nói đến sự suy yếu của mô hình quốc gia dân tộc. Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, người ta thường nói về sự phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia dân tộc hơn là đề cập đến sự độc lập hoàn toàn của các quốc gia đó. Có thể nói, không có và không thể có một quốc gia đứng độc lập hoàn toàn tách biệt khỏi với thế giới bên ngoài trong bối cảnh toàn cầu hoá.
đúng ko
- Cơ hội: tăng cường giao lưu văn hóa xã hội giữa các nước
- Thách thức: Dễ bị suy thoái giá trị văn hóa truyền thống ở các nước đang phát triển