Chương I: NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH 1. Trùng roi -Cấu tạo trùng roi -Trùng roi giống và khác thực vât ở điểm nào? 2. Mô tả vòng đời trùng sốt rét Chương II: NGÀNH RUỘT KHOANG 3. Cấu tạo ngoài thuỷ tức 4. Sự khác nhau trong sinh sản vô tính mọc chồi của san hô và thuỷ tức. Chương II: NGÀNH GIUN -GIUN DẸP: 5. Vòng đời sán lá gan 6. Phòng tránh giun sán kí sinh bằng cách nào? -GIUN TRÒN 7. Vòng đời giun đũa 8. Giun kim và giun móc loài nào gây nguy hiểm hơn? Loài nào dễ phòng tránh hơn? Vì sao? -GIUN ĐỐT 9. Tại sao nói “giun đất là bạn của nhà nông”? 10. Vai trò của giun đốt? Làm gì để bảo vệ môi trường sống của giun đốt?

1 câu trả lời

1. trùng roi

Cấu tạo gồm nhân và chất nguyên sinh chứa các hạt diệp lục như thực vật, các hạt dự trữ, điểm mắt và không bào co bóp.

2.ko biết sự giống và khác biệt giữa ... sorry bạn.

1, trùng sốt rét theo tuyến nước bọt truyền vào máu người.

2. Chúng chui và kí sinh ở hồng cầu

3. Chúng sử dụng hết chất nguyên sinh bên trong hồng cầu, sinh sản vô tính nhiều cá thể mới để phá vỡ nhiều hồng cầu khác

4. Phá vỡ hồng cầu, chui ra ngoài và tiếp tục vòng đời mới

3. Cơ thể thủy tức hình trụ dài. Phần dưới gọi là đế bám vào giá thể. Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có tua miệng. Cơ thể đói xứng tỏa tròn. Di chyển bằng hai cách.

4.

  • San hô: Khi sinh sản vô tính mọc chồi, cơ thể con không tách rời mà dính liền vào cơ thể mẹ, tạo nên một tập đoàn san hô có khoang ruột thông với nhau.
  • Thủy tức: Khi sinh sản vô tính mọc chồi, cơ thể con sẽ tách khỏi cơ thể mẹ, tự kiếm thức ăn và có đời sống độc lập.

5.- Sán lá gan trưởng thành -> Trứng (gặp nước) -> Ấu trùng có lông -> Ấu trừng (kí sinh trong ốc ruộng) -> Ấu trùng có đuôi (môi trường nước) -> Kết kén (bám vào rau bèo) -> Sán lá gan (kí sinh trong gan mật trâu bò).

6.- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất. - Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.

7.giun trưởng thành => trứng => ấu trùng(trong trứng) => bám vào rau, quả sống => người ăn => ruột non (kí sinh lần 1) => ruột non => kí sinh chính thức

8.

So sánh giun kim và giun móc câu:

- Giun kim kí sinh trong ruột già của người, giun cái đẻ trứng ở hậu môn vào ban đêm, gây ngứa ngáy mất ngủ. Trứng giun có thể qua tay và thức ăn truyền vào miệng người.

- Giun móc câu kí sinh ở tá tràng của người, ấu trùng xâm nhập qua da bàn chân (khi đi chân đất).

Như vậy, giun móc câu nguy hiểm hơn, vì nó kí sinh ở tá tràng. Tuy nhiên, phòng chống giun móc câu lại dễ hơn giun kim, chỉ cần đi giày, dép, thì ấu trùng giun móc câu không có cơ hội xâm nhập vào cơ thể người (qua da bàn chân).

9. Vì giun đất giúp đất tơi xốp hơn

10. Làm tơi xopps đất, phân của giun cũng rất tốt.

Ko nên cày cáy qua nhiều làm vỡ địa hình của giun.




 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm