Chủ đề 1: Khái quát lịch sử thế giới trung đại - Lãnh địa phong kiến là gì? - Giai cấp nông nô và lãnh chúa phong kiến được hình thành từ giai cấp nào? - Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí? - Khái niệm “những người khổng lồ”? Chủ đề 2: Buổi đầu độc lập thời Ngô-Đinh-Tiền Lê - Ngô Quyền lên ngôi vua năm nào? Kinh đô tại đâu? - Ai là người dẹp loại 12 xứ quân? Vào năm nào? - Nêu nguyên nhân chính dẫn đến nhà Ngô suy yếu? - Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua năm nào? - Thời Đinh nước ta tên gì? Đóng đô tại đâu? - Hoàn cảnh ra đời nhà Tiền Lê? - Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Tiền Lê? - Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn (Ai là người lãnh đạo, Chiến thắng tiêu biểu, Ý nghĩa lịch sử) Chủ đề 3: Nước Đại Việt thời Lý - Nhà Lý thành lập năm nào? - Niên hiệu, Kinh đô, tên nước (Năm nào, tên gì?). - Tại sao nhà Lý lại dời đô về Thăng Long? - Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý. - Bộ luật thời Lý (năm, tên, nội dung) - Vì sao luật thời Lý cấm giết mổ trâu, bò? - Tại sao nông nghiệp thời Lý phát triển? - Điêu khắc, hình tượng nghệ thuật phổ biến nhất thời lý? - Nguyên tắc luôn kiên quyết giữ vững trong khi duy trì mối giao bang với các nước láng giềng là gì? - Chủ trương đánh giặc của Lí Thường Kiệt? - Tại sao LTK lại đánh Châu Ung, Châu Khâm, Châu Liêm? - Ý nghĩa của việc chủ động tấn công của LTK? - Tại sao LTK lại chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân Tống? - Sau khi chiến thắng quân Tống, LTK đã kết thúc chiến tranh bằng biện pháp gì? - Ý nghĩa của cuộc kháng chiến Chủ đề 4: Nước Đại Việt Thời Trần - Nhà Trần thành lập năm nào? - Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần. So sánh có điểm gì giống và khác so với thời Lý. - Bộ luật thời Trần tên gì? Nội dung có điểm gì mới so với bộ luật thời Lý? - Nêu chủ trương trong xây dựng quân đội thời Trần. - Lập bảng thống kê theo ý chính (cuộc kháng chiến lần 1,2,3, âm mưu xâm lược của Mông Cổ/nhà Nguyên, chuẩn bị kháng chiến của nhà Trần, các chiến thắng tiêu biểu, kết quả). - Nêu được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của 3 lần kháng chiến - Nêu biểu hiện Nho giáo ngày càng được trọng dụng ở thời Trần? - Nền văn hóa Đại Việt thời Lý-Trần-Hồ thường được gọi là văn hóa gì? - “Nước Đại Việt ta thực sự là một nước văn hiến” là câu nói của ai? - Nguyên nhân tại sao văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Trần phát triển hơn thời Lý? Chủ đề 4: Đại Việt thời Lê Sơ - Nêu ưu điểm và hạn chế trong cái cách của Hồ Quý Ly. - Nêu nguyên nhân dẫn đến thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. - Nêu các chính sách cai trị của nhà Minh đối với nhân dân ta về chính trị, văn hóa, xã hội. - Mục đích chính của chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta là gì? - Vì sao các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Họ Trần chống quân Minh lại thất bại?

2 câu trả lời

-Lãnh địa là một vùng đất riêng biệt, một đơn vị hành chính của châu Âu thời Trung Đại. Lãnh địa thuộc quyền sở hữu của lãnh chúa

-

+Lãnh chúa phong kiếnđược hình thành từ các tướng lĩnh quân sự, quý tộc

+Nông nô: do  lệ và nông dân chuyển biến thànhNông nô phụ thuộc vào các lãnh chúa phong kiến.

-Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí là:

+ Nhu cầu về vàng bạc, nguyên liệu, nhân công và thị trường mới của châu Âu. 

+Các nước phương Tây  muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông.

+ Những tiến bộ về kĩ thuật hàng hải: la bàn, kĩ thuật đóng tàu... là điều kiện để thực hiện các cuộc phát kiến địa 

-Trong văn hóa dân gian, người khổng lồ (từ tiếng Latin và Hy Lạp cổ đại: gigas, nhận thức giga-) là những thực thể tồn tại có hình dáng con người, nhưng đôi khi có kích thước và sức mạnh phi thường hoặc mang một vẻ ngoài đáng chú ý khác

CHỦ ĐỂ 2

- Ngô Quyền lên ngôi vua năm 939 .đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội hiện nay)

 - Đinh Bộ Lĩnh , vào cuối năm 967

-guyên nhân chính dẫn đến nhà Ngô nhanh chóng suy yếu là do nội bộ mâu thuẫn.

+ Sau khi lật đổ Dương Tam Kha, Ngô Xương Văn mời anh là Ngô Xương Ngập cùng trông coi việc nước.

+ Tuy nhiên, hai anh em họ Ngô bất hòa đã tạo điều kiện cho các thổ hào địa phương nổi dậy, nhà Ngô nhanh chóng suy yếu

-Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua Năm 968

Trả lời: 

Chủ đề 1: Khái quát lịch sử thế giới trung đại

- Lãnh địa phong kiến: là vùng đất rộng lớn của lãnh chúa phong kiến

- Giai cấp nông nô và lãnh chúa phong kiến được hình thành từ giai cấp:

+ Lãnh chúa phong kiến: được hình thành từ các tướng lĩnh quân sự, quý tộc

+ Nông nô: do nô lệ và nông dân chuyển biến thành. Nông nô phụ thuộc vào các lãnh chúa phong kiến.

- Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí là:

+ Nhu cầu về vàng bạc, nguyên liệu, nhân công và thị trường mới của châu Âu. 

+ Các nước phương Tây  muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông.

+ Những tiến bộ về kĩ thuật hàng hải: la bàn, kĩ thuật đóng tàu... là điều kiện để thực hiện các cuộc phát kiến địa lý.

- Khái niệm “những người khổng lồ”: Trong văn hóa dân gian, người khổng lồ (từ tiếng Latin và Hy Lạp cổ đại: gigas, nhận thức giga-) là những thực thể tồn tại có hình dáng con người, nhưng đôi khi có kích thước và sức mạnh phi thường hoặc mang một vẻ ngoài đáng chú ý khác.

Chủ đề 2: Buổi đầu độc lập thời Ngô-Đinh-Tiền Lê

- Ngô Quyền:

+ Lên ngôi vua năm: 939

+ Kinh đô tại: Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội hiện nay)

- Đinh Bộ Lĩnh là người dẹp loạn 12 sứ quân vào năm 967

- Nguyên nhân chính dẫn đến nhà Ngô suy yếu là do mâu thuẫn nội bộ:

+ Sau khi lật đổ Dương Tam Kha, Ngô Xương Văn mời anh là Ngô Xương Ngập cùng trông coi việc nước.

+ Tuy nhiên, hai anh em họ Ngô bất hòa đã tạo điều kiện cho các thổ hào địa phương nổi dậy, nhà Ngô nhanh chóng suy yếu.

- Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua năm: 968

- Thời Đinh nước ta tên: Đại Cồ Việt (nước Việt lớn), đóng đô tại Hoa Lư

- Hoàn cảnh ra đời thời Tiền Lê: 

+ Nhà Tiền Lê (Lê Hoàn) được thành lập trong bối cảnh đất nước ta đứng trước họa ngoại xâm của quân Tống .

+ Lúc đó Vua Đinh (Đinh Tiên Hoàng ) đã mất mà thế tử Đinh Toàn còn quá nhỏ, thái hậu Dương Vân Nga lại không thể phủ rèm nhiếp chính;

+ 10 đạo quân đều tập trung trong tay của Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, nên Thái hậu Dương Vân Nga phải nhường ngôi cho Lê Hoàn để lãnh đạo nhân dân đánh Tống .

- Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Tiền Lê mình gửi ảnh ở phía dưới nhé!

- Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn

+ Người lãnh đạo: Lê Hoàn

+ Chiến thắng tiêu biểu:

* Về phía quân Tống:

- Năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo hai đường thủy, bộ tiến vào nước ta.

+ Quân bộ theo đường Lạng Sơn

+ Quân thủy theo đường sông Bạch Đằng.

* Về phía quân Đại Cồ Việt:

- Lê Hoàn trực tiếp chỉ huy cuộc kháng chiến.

- Ông cho quân đóng cọc ở trên sông Bạch Đằng để ngăn chặn chiến thuyền địch. Quân thủy của địch bị thất bại trên sông Bạch Đằng sau nhiều trận chiến ác liệt.

- Trên bộ, do không thể kết hợp được với quân thủy và bị quân ta chặn đánh quyết liệt nên buộc phải rút quân về nước. Thừa thắng, quân ta truy kích và tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Quân Tống đại bại.

- Ý nghĩa:

- Bảo vệ nền độc lập của đất nước

- Đánh bại âm mưu xâm lược của kẻ thù

- Chứng tỏ ý chí quyết tâm của nhân dân ta.

Chủ đề 3: Nước Đại Việt thời Lý

- Nhà Lý thành lập năm: 1009

- Năm 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên và quyết định dời đô về Đại La (nay là Hà Nội), đổi tên thành là Thăng Long (có nghĩa là rồng bay lên), đặt tên nước là Đại Việt

Nhà Lý dời đô về Thăng Long vì:

- Kinh đô Hoa Lư không còn phù hợp với tình hình đất nước. 

- Muốn chọn một nơi có địa thế thuận lợi (Đại La nằm trung tâm đồng bằng Bắc Bộ), để ổn định về chính trị làm cơ sở để phát triển kinh tế, đưa đất nước đi lên.

- “xem khắp đất Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội trọng yếu của bốn phương. Đúng là nơi thượng đô, kinh sư mãi muôn đời”.

=> Vì vậy, năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định rời đô về Đại La (nay là Hà Nội), đổi tên thành Thăng Long (có nghĩa là rồng bay lên)

Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý mình gửi ảnh ảnh ở dưới nhé

- Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta (nhưng hiện nay không còn nữa).

- Luật thời Lý cấm giết mổ trâu, bò để bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp, phát triển sản xuất.

- Nông nghiệp thời Lý phát triển vì triều đình cấm giết hại trâu, bò, khuyến khích việc khai khẩn đất hoang, chăm lo công tác thủy lợi.

- Điêu khắc, hình tượng nghệ thuật phổ biến nhất thời Lý: Hoa văn hình rồng

- Nguyên tắc luôn kiên quyết giữ vững trong khi duy trì mối giao bang với các nước láng giềng là: Giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ 

- Chủ trương đánh giặc của Lý Thường Kiệt: Lý Thường Kiệt chủ trương “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”. Ông gấp rút chuẩn bị cuộc tấn công vào những nơi tập trung quân lương của nhà Tống, gần biên giới như: Ung Châu, Khâm Châu và Liêm Châu.

- Lý Thường Kiệt đánh Châu Ung, Châu Khâm, Châu Liêm là những nơi gần biên giới và tập trung lương thực và khí giới chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt của quân Tống. Lý Thường Kiệt tấn công vào 3 căn cứ này để làm cho quân Tống gặp khó khăn về lương thực và khí giới.

- Ý nghĩa của việc chủ động tấn công của Lý Thường Kiệt:

+ Chặn đứng quân xâm lược nhà Tống, phá hủy, tiêu hao kho tàng lương thực, vũ khí mà nhà Tống chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta.

+ Tạo thế chủ động cho quân ta, làm trì hoãn kế hoạch xâm lược của quân Tống, đồng thời ta có thêm thời gian để chuẩn bị lực lượng.

+ Trận tập kích tại thành Ung Châu đã đánh một đòn phủ đầu, làm hoang mang quân Tống, đẩy chúng vào thế bị động.

- Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống, vì:

+ Đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây (Trung Quốc) vào Thăng Long.

+ Sông Như Nguyệt bấy giờ có lòng sông sâu, rộng, là một chiến hào tự nhiên khó có thể vượt qua.

+ Lực lượng của nhà Tống chủ yếu là bộ binh: 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến và 20 vạn dân phu.

- Sau khi chiến thắng quân Tống, Lý Thường Kiệt đã kết thúc chiến tranh bằng biện pháp:

+ Thương lượng, đề nghị giảng hòa.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Đập tan tham vọng xâm lược của Mông - Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền dân tộc.

+ Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, củng cố niềm tin cho nhân dân.

+ Xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam.

+ Để lại nhiều bài học quý báu về củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chúc bn hc tốt!!!

Nếu hay vote 5* + ctrlhn!!!