Cho biết nguyên nhân nhiễm giun đũa và nêu các biện pháp phòng tránh giun kí sinh ở người
2 câu trả lời
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Khi giun đũa cái đẻ trứng, nếu rơi vào trong đất, sau khoảng hai tuần, trứng giun sẽ phát triển thành ấu trùng giun. Nhiệt độ môi trường bình thường là vô cùng thuận lợi để ấu trùng giun tiếp tục vòng tuần hoàn. Trứng giun chỉ bị tiêu diệt với nhiệt độ từ trên 60 độ C. Chính thói quen đi chân đất, tiếp xúc môi trường bên ngoài mà không có dụng cụ, phương tiện bảo vệ, không vệ sinh tay sạch sẽ... là nguyên nhân gây bệnh giun đũa.
Ngoài ra, trẻ em cũng thường dễ bị nhiễm giun hơn người lớn, trẻ ở nông thôn cũng có tỷ lệ nhiễm giun cao hơn trẻ ở thành thị. Do trẻ nhỏ thường chưa có ý thức vệ sinh cá nhân, hay đi chân trần, cho tay vào miệng, nuôi dưỡng trong môi trường nhà trẻ... nên đây là điều kiện dễ lây truyền.
Ở các vùng nông thôn, mặc dù đã có nhiều khuyến cáo, tập quán ăn rau sống, dùng phân tươi bón rau vẫn còn tồn tại. Trứng giun thải ra trong phân không được loại trừ dù cho có rửa rau kỹ lưỡng nhiều lần. Con đường lây nhiễm tạo thành vòng luẩn quẩn.
Đáp án:
* Nguyên nhân nhiễm giun đũa là:
Giun đũa → trứng → ấu trùng trong trứng → thức ăn sống, quả tươi → ruột non người → ấu trùng kí sinh trong gan, mật, tim, phổi → ruột non người
⇒ - Lây truyền qua đường tiêu hóa do người bệnh ăn phải thực phẩm bẩn, rau sống sử dụng phân tưới, nước có nhiễm ấu trùng để bón đất, bón rau.
- Ngoài ra trẻ em mắc bệnh này thường là do dùng tay để chơi trên đất, cát sau đó không rửa tay sạch sẽ mà đưa lên miệng hoặc cầm nắm thức ăn.
* Biện pháp phòng tránh giun kí sinh ở người:
- Giữ gìn vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Tẩy giun định kì.
(Chúc em học tốt, mong được 5* và câu trả lời hay nhất ạ...!)