Cậu4: Thế nào là chính Sách ngu binh ư nông, chính Sách này có ưu điểm gì Câu 5: Nguyên Nhân thắng lợi và hạnh phúc ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống Câu6: Em hiểu như thế nào là chế độ phong kiến tập quyền và chế độ phong kiến phân quyền điểm giống và khác nhau với 2 chế độ Câu 7: Vẻ sơ đồ bộ máy hình chính nước thời Ngô Đinh, Tiền Lê và thời Lý. Nhận xét

1 câu trả lời

Câu 4:

- Chính sách ngụ binh ư nông là gửi quân vào nông nghiệp, cho binh lính sản xuất tại địa phương trong khoảng một thời gian xác định. Là chính sách xây dựng lực lượng quân sự thời phong kiến, áp dụng từ thời Đinh đến nhà Lê Sơ.

- Ưu điểm phản ánh tư duy nông binh bất phân, đâu có dân là có quân, phù hợp với nền xây dựng quốc phòng của một đất không rộng, người không đông, cần phải huy động tiềm lực cả nước vằ sản xuất, vừa đánh giặc.

Câu 5:

*Nguyên nhân thắng lợi:

- Do tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất của quân dân ta. Trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai, Lý Thường Kiệt đã từ bỏ danh vọng bổng lộc, xin triều đình mời Lý Đạo Thành về Thăng Long nhậm chức Tể tướng, còn ông chỉ tổ chức kháng chiến mà không tham gia các chức vụ trong vương triều.

- Do khối đại đoàn kết toàn dân vững chắc. Trong cuộc kháng chiến, nhân dân ta đã nhất trí một lòng xung quanh triều đình hoặc bộ tham mưu cùng chung sức đánh giặc.

- Sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của các tướng lĩnh chỉ huy mà tiêu biểu là Lý Thường Kiệt.

- Nguyên nhân khách quan: khí hậu nóng nực ở phương Nam là một trở lực lớn đối với quân xâm lược, địa hình của đất nước ta không phù hợp với sự di chuyển và chiến đấu của quân Tống ; việc tiếp tế của giặc gặp nhiều khó khăn, khiến địch lúng túng, tinh thần bị dao động...

* Ý nghĩa:

- Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã củng cố chính quyền phong kiến vững mạnh, tạo điều kiện xây dựng đất nước phát triển về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... Lòng tin của nhân dân với triều đình được nâng cao.

- Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã chứng tỏ lòng yêu nước, bất khuất của dân tộc.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta sau này.

Câu 6.

 - Phong kiến tập quyền là chế độ phong kiến ở giai đoạn đã có một chính quyền tập trung ở trung ương do nhà vua nắm giữ. Chế độ phong kiến tập quyền là chế độ phong kiến đã phát triển hơn chế độ phong kiến phân quyền. Cơ sở của chế độ này là nền kinh tế hàng hóa- tiền tệ đã phát triển một bước, các thị dân ủng hộ nhà vua xây dựng nên chính quyền tập trung, xóa bỏ tình trạng cát cứ địa phương để hàng hóa giao lưu thuận lợi. Dưới vua là các quan lại có chức vụ thấp dần.

- Phong kiến phân quyền : là chế độ phong kiến ở giai đoạn mà quyền lực trong một nước bị phân tán do các lãnh chúa cát cứ ở các địa phương. Đôi khi nhà vua chỉ có danh chứ không có thực quyền cai trị toàn quốc. Phong kiến phân quyền là giai đoạn đầu của thời kỳ phong kiến.

Câu 7:

.........................................

Câu hỏi trong lớp Xem thêm