Câu1: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử từ bài học kinh nghiệm của các cuộc kháng chiến chống quân mông nguyên ? Câu 2: Vẽ sơ đồ nhà máy thời trần ? Câu 3: Trình bày những nét chính về kinh tế văn hóa thời trần ? Câu4: Nhà hồ thành lập trong hoàn cảnh nào? vì sao kháng chiến chống quân minh lại thất bại? Câu 5: Kể tên các cuộc khởi nghĩa của quý tộc trần. Kết quả,ý nghĩa <vô hỏi thêm để có gì sai>

2 câu trả lời

Câu 1:

-Nguyên nhân:

+Sự đồng lòng của vua tôi nhà Trần, được tất cả các tầng lớp nhân dân ủng hộ và tham gia kháng chiến

+Sự chuẩn bị chu đáo của nhà Trần, tinh thần quyết chí hy sinh của toàn dân, toàn quân ta.

 +Đường lối chiến lược đúng đắn, sáng tạo

+Sự lãnh đạo tài tài của các vị tướng nhà Trần, đặc biệt là Trần Quốc Tuấn

-Ý nghĩa:

Đập tan tham vọng xâm lược Đại Việt của quân Nguyên, bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ

Ngăn chặn âm mưu xâm lược của quân Nguyên Mông đối với những nước khác

Xây đắp truyền thống quân sự, viết nên một trang sử hào hùng cho quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam

 Là bài học kinh nghiệm quý giá cho quá trình bảo vệ đất nước sau này của dân tộc ta.

 

 

 

Câu 3:

-Kinh tế:

+ Nông nghiệp: công cuộc khai khẩn đất hoang, thành lập làng xã được mở rộng, đê điều được củng cố. Các vương hầu, quý tộc chiêu tập dân nghèo đi khai hoang lập điền trang. Nhà Trần ban thái ấp cho quý tộc, đặt chức Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê. Nhờ vậy nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển.

+ Thủ công nghiệp: do nhà nước trực tiếp quản lí, rất phát triển và mở rộng nhiều ngành nghề: làm đồ gốm, dệt vải, đúc đồng, rèn sắt, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển…

+ Thương nghiệp: chợ mọc lên ngày càng nhiều ở các làng xã. Ở kinh thành Thăng Long, bên cạnh Hoàng thành, đã có 61 phường. Buôn bán với nước ngoài cũng phát triển, nhất là ở cảng Vân Đồn (Quảng Ninh).

-Văn hóa:

+ Tín ngưỡng cổ truyền được duy trì và có phần phát triển hơn như tục thờ cúng tổ tiên và các anh hùng dân tộc…

+ Đạo Phật tuy vẫn phát triển nhưng không bằng thời Lý. Nho giáo ngày càng phát triển, có địa vị cao và được trọng dụng.

+ Các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian: ca hát, nhảy múa, hát chèo, các trò chơi… vẫn được duy trì, phát triển.

+ Nền văn học (bao gồm cả chữ Hán, chữ Nôm) phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, chứa đựng sâu sắc lòng yêu nước, tự hào dân tộc phát triển rất mạnh ở thời Trần, làm rạng rỡ cho nền văn hóa Đại Việt như: Hịch tướng sỹ của Trần Quốc Tuấn, Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu…

Câu 4:

-Hoàn cảnh

+Các cuộc khởi nghĩa nông dân làm cho nhà Trần suy yếu, làng xã , tiêu điều, dân dân đinh giảm sút

+Nhà Trần không còn đủ sức giữ vai trò của mình.

+Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần và lên làm vua , lập ra nhà Hồ , đổi quốc hiệu là Đại Ngu, nhà Hồ thành lập.

 


Cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại nhanh chóng vì:

- Nhà Hồ không được lòng dân: Do cướp ngôi của nhà Trần và những hạn chế trong các chính sách cải cách của Hồ Quý Ly làm cho đông đảo quần chúng nhân dân thiếu tin tưởng nên họ không ủng hộ nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.

- Do đường lối kháng chiến sai lầm của nhà Hồ:

+ Không đoàn kết được lực lượng toàn dân mà chỉ chiến đấu đơn độc.

+ Trong khi quân Minh đang mạnh, nhà Hồ chỉ biết dựa vào các thành lũy để chống giặc.

Câu 5:

*Cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407 - 1409):

- Kết quả: Trần Ngỗi nghe lời dèm pha giết hại hai tướng là Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân

=> Cuộc khởi nghĩa tan rã dần.

-Ý nghĩa: khỏi nghĩa trần ngỗi ( 1407 -1409) kết thúc và đem lại nhiều thất vọng và tổn thất

*Cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng (1409 - 1414):

- Kết quả: Trần Quý Khoáng, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị lần lượt bị bắt => Cuộc khởi nghĩa thất bại

-Ý nghĩa: khởi nghĩa Trần Quý Khoáng (1409-1414) kết thúc nhưng lại xảy ra 1 cuộc chiến tranh nữa là đặng dung và nguyễn cảnh dị lãnh đạo

Câu 1 Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên - Vua tôi nhà Trần đồng lòng kháng chiến - Công cuộc chuẩn bị kháng chiến chu đáo, toàn diện về mọi mặt của nhà Trần. - Có sự lãnh đạo tài tình của nhà quân sự thiên tài: Trần Hưng Đạo, vua nhà Trần với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo. - Tinh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần. Ý nghĩa lịch sử - Đập tan tham vọng xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên. - Bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc. - Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin trong nhân dân. - Xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược. - Để lại nhiều bài học quý giá về củng cố khối đoàn kết toàn dân, lấy dân làm gốc, dựa vào dân để đánh giặc. - Ngăn chặn quân Nguyên xâm lược nhiều nước khác như Nhật Bản và mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt. Câu 2 Nhà nước quân chủ tập quyền - Bộ máy nhà nước gồm 3 cấp : + Triều đình + Hành chính trung gian + Hành chính cơ sở Khác nhau: - Nhà Trần : + Đặt chế độ Thái Thượng Hoàng + Đặt ra một số chức quan mới + Chia cả nước thành 12 lộ Nhận xét: bộ máy nhà Trần hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn nhà Lý. Điều này chứng tỏ nhà Trần quan tâm tới nhiều mặt của đất nước. Năng lực quản lý của nhà Trần được nâng cao Câu 4 Nhà Hồ được thành lập khi nhà Trần suy sụp, không còn khả năng tiếp tục cai trị. Xã hội khủng hoảng sâu sắc, trong khi đó yêu cầu cải cách, khôi phục chính quyền trung ương ngày càng cao, nhất là khi ngoại xâm đang được đe dọa nền độc lập dân tộc.