Cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản của Thủy tức, sứa, san hô

2 câu trả lời

Đáp án:

thủy tức 

cấu tạo 

Thủy tức có khoang ruột rõ ràng và phát triển phương cách tiêu hóa ngoại bào, cắt thức ăn thành các mảnh nhỏ trong ruột để thực hiện nội bào (tiêu hóa nội bào). Ruột của thủy tức lại chỉ có một đầu ra (vừa là miệng, vừa là hậu môn), khi ăn một thức ăn to, chúng phải tiêu hóa hết rồi phun ra những gì không tiêu hóa được thì mới ăn tiếp cái khác. Vì vậy, chúng không thể lưu trữ thức ăn lâu trong cơ thể và phải tận dụng tiêu hóa nội bào để tiêu hóa nhanh đám thức ăn vừa đưa vào cơ thể.

dinh dưỡng

Tua miệng thủy tức chứa nhiều tế bào gai có chức năng tự vệ và bắt mồi. Khi đói, thủy tức vươn dài đưa tua miệng khắp xung quanh. Khi chạm phải mồi (chẳng hạn rận nước) thì lập tức tế bào gai ở tua miệng phóng ra làm tê liệt con mồi. Vòi tua có gai dính con mồi đưa vào miệng rồi nuốt vào bụng rồi thực hiện quá trình tiêu hóa nội bào.

Thủy tức thải bã ra ngoài qua lỗ miệng.

Sự trao đổi khí thực hiện qua thành cơ thể

sứa

Sứa có cấu tạo thích nghi với đời sống bơi lội trong nước là:

+ Cơ thể hình dù, đối xứng tỏa tròn.

+ Miệng ở dưới, có tế bào tự vệ.

+ Di chuyển bằng cách co bớp dù.

Cấu tạo 

- Lỗ miệng 

- Tua miệng 

- Cá thể của tập đoàn 

Dinh dưỡng

- Ăn các sinh vật nhỏ hơn 

Sinh sản 

Sinh sản: Mọc chồi 

san hô 

cấu tạo 

Tuy một đầu san hô trông như một cơ thể sống, nhưng nó thực ra là đầu của nhiều cá thể giống nhau hoàn toàn về di truyền, đó là các polip. Các polip là các sinh vật đa bào với nguồn thức ăn là nhiều loại sinh vật nhỏ hơn, từ sinh vật phù du tới các loài cá nhỏ.

dinh dương 

Các polip kết nối với nhau qua một hệ thống phức tạp gồm các kênh hô hấp tiêu hóa cho phép chúng chia sẻ đáng kể các chất dinh dưỡng và các sinh vật cộng sinh. Đối với các loài san hô mềm, các kênh này có đường kính khoảng 50-500 μm và cho phép vận chuyển cả các chất của quá trình trao đổi chất và các thành phần tế bào.

Ngoài việc dùng sinh vật phù du làm thức ăn, nhiều loài san hô, cũng như các nhóm Thích ti (Cnidaria) khác như hải quỳ (ví dụ chi Aiptasia), hình thành một quan hệ cộng sinh với nhóm tảo vàng đơn bào thuộc chi Symbiodinium. Thông thường, một polip sẽ sống cùng một loại tảo cụ thể. Thông qua quang hợp, tảo cung cấp năng lượng cho san hô và giúp san hô trong quá trình calci hóa. Tảo hưởng lợi từ một môi trường an toàn, và sử dụng dioxide cacbon và các chất chứa nitơ mà polip thải ra.

Thuỷ tức:

-Cấu tạo:

+Cấu tạo ngoài: cơ thể hình trụ (phần dưới là đế bám, phần trên có lỗ miệng và xung quanh có các tua miệng), cơ thể đối xứng toả tròn

+Cấu tạo trong: thành cơ thể của thuỷ tức có hai lớp tế bào (lớp ngoài: có các tế bào mô bi cơ, tế bào gai, tế bào thần kinh, tế bào sinh sản; lớp trong: có lớp tế bào mô cơ tiêu hoá; ở giữa là tầng keo mỏng)

-Dinh dưỡng: dị dưỡng (bắt mồi bằng gai độc)

-Sinh sản: có 3 hình thức sinh sản là (mọc chồi, sinh sản hữu tính, tái sinh)

+Mọc chồi: chồi con khi tự kiếm được thức ăn, tách khỏi cơ thể mẹ để sống tự lập

+Sinh sản hữu tính : tế bào trứng được tinh trùng của thuỷ tức khác đến thụ tinh. Sau khi thụ tinh, trứng phân cắt nhiều lần, cuối cùng tạo thành thuỷ tức con

+Tái sinh: Thuỷ tức có khả năng tái sinh lại cơ thể toàn vẹn chỉ từ 1 phần cơ thể cắt ra

Sứa:

-Cấu tạo:

+Cấu tạo ngoài: cơ thể hình dù (phần trên là dù, xung quanh có cá tua; phần dưới có lỗ miệng và các tua miệng

+Cấu tạo trong: thành cơ thể cũng có 2 lớp tế bào giống thuỷ tức nhưng ở giữa 2 lớp tế bào có tầng keo dày hơn

-Dinh dưỡng: dị dưỡng (bắt mồi bởi các xúc tua)

-Sinh sản: hữu tính

San hô:

-Cấu tạo: cơ thể hình trụ ngắn, có cấu tạo giống thuỷ tức

-Dinh dưỡng: dị dưỡng (nhờ vào các tế bào và gai độc)

-Sinh sản: hữu tính

Câu hỏi trong lớp Xem thêm