1 câu trả lời
Đáp án:
the thoi
Giải thích các bước giải: Một nguyên tử được cấu tạo bởi ba hạt là proton, neutron và electron. Trung tâm của nguyên tử là hạt nhân, bao gồm proton (mang điện tích dương) và neutron (không mang điện tích). Electron bay xung quanh hạt nhân và mang điện tích âm.
Số lượng các hạt bên trong nguyên tử ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất của nguyên tử đó. Nếu thay đổi số proton bạn sẽ có một nguyên tử khác hoàn toàn. Nếu thay đổi số neutron bạn sẽ có một đồng vị mới của nguyên tố đó. Ví dụ nguyên tử carbon-12 (6 proton và 6 neutron) thường thấy và ổn định, carbon-13 (6 proton và 7 neutron) ít thấy nhưng vẫn ổn định, carbon-14 (6 proton và 8 neutron) ít thấy và không ổn định, dễ phân rã.
Trong ví dụ trên có thể thấy một số đồng vị của nguyên tố là ổn định, một số khác không ổn định và dễ bị phân rã hay còn gọi là bức xạ. Hiện tượng phân rã phóng xạ là hiện tượng các hạt nhân của đồng vị không ổn định tự giải phóng các hạt ra khỏi chính nó, gọi là bức xạ. Hiện nay có ba loại phân rã phóng xạ là:
Phân rã Alpha: một hạt nhân giải phóng 2 proton và 2 neutron liên kết với nhau được gọi là một hạt Alpha.
Phân rã Beta: một hạt neutron phân rã thành một proton, một electron và một phản neutrino gọi là một hạt Beta.
Phân hạch: một hạt nhân bị chia thành hai phần. Trong quá trình này nó có thể tạo ra một vụ nổ năng lượng điện được biết đến như tia gamma. Tia gamma là loại duy nhất của bức xạ hạt nhân đến từ năng lượng thay vì các chuyển động.
Phản ứng phân hạch
Bom nguyên tử hay còn gọi là bom hạt nhân bởi sức mạnh hủy diệt của nó bắt nguồn từ chính những hạt nhân nhỏ bé này. Có hai cách cơ bản để năng lượng hạt nhân có thể phát ra từ các nguyên tử: phản ứng phân hạch và phản ứng tổng hợp hạt nhân. Trong đó, phản ứng tổng hợp là sức mạnh tái sinh từ năng lượng mặt trời, còn phản ứng phân hạch là sức mạnh hủy diệt sử dụng trong bom nguyên tử.
Nhiên liệu hạt nhân
Vào tháng 3 năm 1940, một nhóm các nhà khoa học tại Đại học Colombia đã thử nghiệm một phản ứng dây chuyền với đồng vị uranium-235 nhưng không thành công. Sau đó, toàn bộ nghiên cứu được chuyển đến Đại học Chicago , Fermi là người đã thành công trong việc tạo ra một phản ứng dây chuyển có kiểm soát đầu tiên trên thế giới, sử dụng U-235 làm nguyên liệu.
Trong khi nguyên tử uranium thông thường cần tới 700 triệu năm để có thể phân rã, một sự tác động từ neutron tự do sẽ làm hạt nhân trở nên bất ổn và có thể phân rã ngay lập tức. Khi nguyên tử uranium nhận neutron tự do, nó sẽ phân rã thành hai nguyên tử đồng vị nhẹ hơn và giải phóng khoảng 2 hoặc 3 neutron mới. Quá trình này đồng thời phát ra các tia gamma bức xạ và giải phóng năng lượng.
Đồng vị U-235 được lựa chọn là do khả năng tiếp nhận neutron tự do rất cao. Quá trình tiếp nhận và phân rã xảy ra vô cùng nhanh chóng, chỉ mất khoảng 1 phần tỉ giây. Để có thể hoạt động, nguyên liệu uranium cần phải được ‘làm giàu’, nghĩa là làm tăng tỉ lệ của đồng vị U-235. Ở cấp độ vũ khí hạt nhân, đồng vị U-235 phải chiếm trên 90% nguyên liệu chính.