2 câu trả lời
Câu mệnh lệnh là câu dùng để sai khiến, ra lệnh hay yêu cầu người khác làm hay không làm một việc gì đó. Hay nó còn một tên gọi khác là “câu cầu khiến” và thường theo sau bởi từ please. Câu mệnh lệnh thường không có chủ ngữ và chủ ngữ của câu mệnh lệnh được ngầm hiểu là you. Câu mệnh lệnh chia làm 2 loại: Trực tiếp và gián tiếp.
Câu mệnh lệnh trực tiếp
Đứng đầu câu là động từ nguyên mẫu không có “to”, không có chủ ngữ. Trong câu có thể có kèm theo từ “please” ở đầu hoặc cuối câu thể hiện ý trang trọng, lịch sự.
Câu mệnh lệnh gián tiếp
Thường được dùng với: order/ ask/ say/ tell somebody to do something.
Ví dụ:
Please ask him to line up. (Làm ơn yêu cầu anh ta xếp hàng.)
I ordered him to open the book. (Tôi ra lệnh cho anh ta mở sách ra.)
Dạng phủ định của Câu mệnh lệnh
– Với câu mệnh lệnh trực tiếp, chỉ cần thêm “don’t” vào trước động từ thường/ động từ tobe hoặc “no” trước danh động từ.
Công thức: Don’t/ Do not + động từ nguyễn mẫu + tân ngữ
– Với câu mệnh lệnh gián tiếp, chỉ cần thêm “not” vào trước “to” là được.
Công thức: order/ ask/ say/ tell somebody not to do something
Câu mệnh lệnh với cấu trúc ” let “
Câu mệnh lệnh bắt đầu bằng “let” khác với những câu mệnh lệnh khác, nó thể hiện sự đề nghị, đề xuất, yêu cầu, mong muốn, quyết định,…
Công thức: Let + tân ngữ + động từ nguyên mẫu
Ví dụ:
Let me think. (Hãy để tôi nghĩ nào)
CÂU MỆNH LỆNH :
=>
A/ Đối với ngôi thứ 2:
1. Hình thức giống như nguyên mẫu không "To"-bare infinitive.
Hurry! : Nhanh lên!
Wait!: Đợi đã!
Stop! : Dừng lại!
Câu phủ định, ta thêm "Do not" trước động từ.
Don't hurry! : Đừng vội.
2. Trong câu mệnh lệnh, chủ từ ít được đề cập đến, nhưng ta có thể đặt một danh từ đứng cuối cụm từ.
Eat your dinner,boy.
(Ăn tối đi nhóc!)
Be quiet, Tom.
(Tom, trật tự!)
Đại từ "You" ít khi được dùng, trừ khi người nói muốn tạo sự khác biệt hoặc muốn thể hiện sự thô lỗ.
You go on;I'll wait.
Mày tiếp tục đi, tao sẽ đợi.
3. "Do" có thể đặt trước động từ trong những câu mệnh lệnh ở thể khẳng định:
Do hurry.
Lẹ lên nào!
Do be quiet.
Trật tự!
B/ Mệnh lệnh cách đối với ngôi thứ 1.
1.Cấu trúc :"Let us (Let's) + bare infinitive".
Let us stand together in this emergency.
Chúng ta hãy bên cạnh nhau trong trường hợp cấp bách này.
Câu phủ định, thêm "not" trước động từ nguyên mẫu.
Let us not be alarmed by rumours.
(Chúng ta hãy đừng bị lung lay/lo âu vì tin đồn.)
Trong tiếng Anh-Anh thông tục, ta vẫn có thể đặt "Don't" trước "Let's".
Don't let's be alarmed by rumors.
=Let's not be alarmed by rumors.
Don't let's go to that awful restaurant again.
Hãy đừng đi đến cái nhà hàng kinh khủng đó nữa.
Dùng Let's để thuyết phục người nghe cùng thực hiện hành động với người nói, hoặc để thể hiện một lời gợi ý.
"Let's go to the cinema tonight". - "Yes, let's"
(Chúng ta hãy đi xem phim tối nay nha. - Ừ, chúng ta hãy đi.)
C/ Đối với ngôi thứ 3:
1.Hình thức:
Let him/ her/ it/ them + Bare-infinitive (động từ nguyên mẫu không "To").
Let them go by train.
Hãy để họ đi bằng tàu.
Cấu trúc này ít dùng trong văn phong hiện đại, thay vào đó, người ta sẽ dùng cấu trúc với:
Tobe+to +V-infinitive/ must+ V-infinitive
They are to go/must go by train.
2. Câu phủ định "Let + him/her/them+not + Infinitive" ít dùng trong văn phong hiện đại, thay vào đó, người ta sẽ dùng : "must not + Infinitive/ tobe + not +to+ Infinitive".