Câu hỏi1: Cho biết ý nghĩa của câu tục ngữ sau: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.” Câu hỏi 2;Hãy nêu vài nét khác nhau giữa tục ngữ và thành ngữ? Câu hoi 3: Dựa vào đâu có thể nói: “Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa.”? Câu hỏi 4:Tìm vế sau của câu tục ngữ: “Nuôi lợn ăn cơm nằm, ………………………” Câu hỏi 5:Điền từ vào chỗ trống trong câu sau: “Tháng …. là tháng trồng khoai, Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng …. Tháng ba …. vỡ ruộng ra, Tháng tư làm …, mưa sa đầy đồng.” Câu hỏi 6:: Bạn rút ra được kinh nghiệm, bài học gì từ câu tục ngữ sau: “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.” Câu hỏi 7:Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sau: “Tháng …. trồng trúc, tháng lục trồng ….” TRẢ LỜI NGẮN GỌN ẠAAA!

1 câu trả lời

Câu 1;

 Ý nghĩa của câu tục ngữ: Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm là:

Chuồn chuồn bay thấp hay bay cao phụ thuộc vào áp suất của khí quyển. Áp suất khí quyển lại liên

quan đến nhiệt độ và độ ẩm của không khí. Do cánh của chuồn chuồn quá mỏng lại có các nan đặc

biệt hút được độ ẩm của không khí. Vậy nên khi trời sắp mưa thì độ ẩm trong không khí tăng cao,

không khí có nhiều hơi nước, đọng vào những bộ cánh mỏng của chuồn chuồn, làm tăng tải trọng,

khiến chúng chỉ có thể bay là là sát mặt đất. Khi trời nắng, độ ẩm không khí giảm, cánh của chuồn

chuồn khô đi và nhẹ hơn nên sẽ bay được cao hơn.

=> Vậy nên ông cha ta từ ngày xưa có thể nhìn chuồn chuồn bay mà đoán biết thời tiết trong ngày như thế nào.

+ Ý nghĩa của câu tục ngữ: Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa:

Theo kinh nghiệm của ông bà ta, khi nào những áng mây có màu vàng thì hôm đó sẽ có gió lớn.

Còn khi mây màu đỏ thì trời sẽ mưa to.                                                                                                  Câu 2;  Sự khác nhau : 
Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý (ví dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng); còn thành ngữ chỉ là một cụm từ, một thành phần câu, diễn đạt một khái niệm có hình ảnh (ví dụ: Mẹ tròn con vuông). Nội dung của tục ngữ thuộc về đúc rút những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử - xã hội của nhân dân (ví dụ: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống; Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm). Thành ngữ lại mang tính biểu trưng, khái quát và giàu hình tượng nên thường dùng nghệ thuật tu từ ẩn dụ hoặc nghệ thuật tu từ hoán dụ. Chẳng hạn "Chân cứng đá mềm". Chính vì vậy, thành ngữ dễ gây được ấn tượng mạnh mẽ với người nghe, người đọc, hiệu quả biểu đạt và biểu cảm rất cao nên nhân dân thường dùng xen vào lời ăn tiếng nói (ví dụ: Tôi chúc anh đi "chân cứng đá mềm")... 
Một điểm đáng chú ý nữa là, tục ngữ thường dùng độc lập, vì nó là một câu và diễn đạt một ý trọn vẹn. Chẳng hạn, người ta thường nhắc nhau: "Lờì nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Còn thành ngữ mới chỉ là một cụm từ, nên người ta thường dùng xen trong câu nói. Chẳng hạn: "Chúng ta không nên "đâm bị thóc, chọc bị gạo". 
2/.Sự giống nhau giữa thành ngữ và tục ngữ là ở chỗ cả hai đều là những sản phẩm của sự nhận thức của nhân dân về các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan, đều chứa đựng và phản ánh tri thức của nhân dân.                                                                                                                     Câu 3;  Cây trồng chủ yếu ở nước ta là lúa nước với đặc tính được trồng trên các cánh đồng với đất bùn phù sa và không thể thiếu được nước, do đó càng nhiều nước thì cây lúa càng phát triển tốt, do đó mà có “mưa tốt lúa”. Trong khi đó dưa là loại cây ăn quả thuộc họ dây leo được trồng trên các cánh đồng khô ráo, ưa nắng, nếu ngập nước cây dưa sẽ bị úng và thậm chí là chết, vì vậy mà “nắng tốt dưa”. Từ chính kinh nghiệm canh tác trong thực tế mà cha ông ta đã sáng tạo ra câu tục ngữ này như một điểm lưu ý trong chọn cây trồng để canh tác cho phù hợp.                                     

Mỗi loại cây khác nhau ưa một kiểu khí hậu, thời tiết, địa hình khác nhau, không có bất kì một loại địa hình, khí hậu nào có thể trồng tất cả các loại cây cũng như không một loại cây nào trồng được trên khắp mọi nơi. Cũng giống như con người và các sự việc khác trong cuộc sống, hoàn cảnh khác nhau tạo nên con người khác nhau và ngược lại, con người khác nhau tạo nên hoàn cảnh khác nhau.                                                                                                                                             Câu 4;Nuôi lợn ăn cơm nằm, nôi tằm ăn cơm đứng.                                                                             Câu 5;

Tháng chạp là tháng trồng khoai,

Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà.

Tháng ba cày vỡ ruộng ra,

Tháng tư làm mạ mưa sa đầy đồng.                                                                                                       Câu 6; Lúa có được chăm bón mới trở nên tươi tốt cũng như việc áo quần bằng lụa là làm cho người mặc trở nên xinh đẹp hơn, sang hơn. Cách so sánh của ông cha ta nghe có vẻ "thô" nhưng lại rất cụ thể và hóm hỉnh khi nói về kinh nghiệm canh tác này. Giống như việc người ta trở nên đjep hơn nhờ lụa là thì chúng ta cũng phải biết chăm bón cẩn trọng cho lúa để thu được vụ mùa bội thu.                                                                                                                                                     Câu 7;  Tháng giêng trồng trúc,tháng lục trồng tiêu        

               Chúc bạn học tốt 

    

Câu hỏi trong lớp Xem thêm