Câu 7. Loài động vật nguyên sinh nào có hình thức sinh sản tiếp hợp? - Câu 8. Động vật đơn bào nào sống tự do ngoài thiên nhiên? - Câu 9. Lông bơi của trùng giày có những vai trò gì? - Câu 10. Kể tên những động vật đơn bào gây hại? - Câu 11. Bào xác của trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể người thông qua con đường nào? Câu 16. Hình dạng của thuỷ tức là - Câu 17. Thuỷ tức có di chuyển bằng cách nào? - Câu 18. Đặc điểm cấu tạo của sứa - Câu 19. Đặc điểm sinh sản bằng cách mọc chồi của san hô - Câu 20. Ruột khoang nói chung thường tự vệ bằng - Câu 21. Điểm khác nhau giữa hải quỳ và san hô? - Câu 22. Sinh sản kiểu này chồi ở san hô khác thuỷ tức ở điểm nào? - Câu 23. Đảo ngầm san hô thường gây tổn hại gì cho con người? - Câu 24. Phần lớn các loài ruột khoang sống ở - Câu 25. Ruột khoang có vai trò gì đối với sinh giới và con người nói chung? - Câu 26. Người ta khai thác san hô đỏ nhằm mục đích gì? - Câu 27. Cơ thể ruột khoang có kiểu đối xứng nào? - Câu 28. Đặc điểm vòng đời của sán lá gan? - Câu 29. Sán lông và sán lá gan giống nhau ở điểm nào? - Câu 30. Đặc điểm ở sán lá gan thích nghi với lối sống kí sinh? - Câu 31. Trình bày vòng đời của sán lá gan - Câu 32. Kể tên các sinh vật có đời sống kí sinh? - Câu 33. Loài giun dẹp nào sống kí sinh trong máu người ? - Câu 34. Kể tên những đại diện của ngành Giun đốt? - Câu 35. Biện pháp được sử dụng để phòng ngừa giun sán cho người ? - Câu 36. Vì sao khi kí sinh trong ruột non, giun đũa không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa? - Câu 37. Giun đất chưa có tim chính thức, cơ quan nào đóng vai trò như tim ở giun đất? - Câu 38. Trình bày vòng đời của giun đũa - Câu 39. Vì sao khi mưa nhiều, trên mặt đất lại có nhiều giun đất? - làm hộ mn =))

2 câu trả lời

Câu `7`:

`->` Trùng giày là loài động vật nguyên sinh nào có hình thức sinh sản tiếp hợp.

Câu `8`:

`->` Trùng biến hình là động vật đơn bào nào sống tự do ngoài thiên nhiên.

Câu `9`:

`->` Lông bơi của trùng giày có vai trò: Di chuyển và dồn thức ăn về lỗ miệng.

Câu `10`:

`->` Tên những động vật đơn bào gây hại: Trùng bệnh ngủ, trùng sốt rét, cầu trùng.

Câu `11`:

`->` Bào xác của trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể người thông qua con đường tiêu hóa.

Câu `16`:

`->` Hình dạng ngoài của thủy tức gồm:

`-` Phía trên: Có lỗ miệng, xung quanh có các tua miệng.

`-` Phía dưới: Có đế `->` bám vào giá thể.

Câu `17`:

`->` Thủy tức di chuyển bằng `2` cách:

`-` Kiểu sâu đọ.

`-` Kiểu lộn đầu.

Câu `18`:

`->` Đặc điểm cấu tạo của sứa:

`-` Cơ thể hình dù, có tầng keo dày giúp nổi trên mặt nước.

`-` Khoang tiêu hóa hẹp thông với lỗ miệng ở phía dưới.

`-` Sống bơi lội, di chuyển nhờ co bóp dù.

Câu `19`:

`->` Đặc điểm sinh sản bằng cách mọc chồi của san hô:

`-` Cơ thể hình trụ, sống bám.

`-` Tổ chức cơ thể kiểu tập đoàn, có khoang ruột thông với nhau vào khung xương đá bất động.

Câu `20`:

`->` Ruột khoang nói chung thường tự vệ bằng các tế bào gai mang độc.

Câu `21`:

`->` Điểm khác nhau giữa hải quỳ và san hô: Hải quỳ có đời sống đơn độc còn san hô sống thành tập đoàn.

Câu `22`:

`->` San hô nảy chồi, cơ thể con không tách khỏi bố mẹ; thuỷ tức nảy chồi, khi chồi trưởng thành sẽ tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập.

Câu `23`:

`->` Đảo ngầm san hô thường gây cản trở giao thông đường thuỷ.

Câu `24`:

`->` Phần lớn các loài ruột khoang sống ở biển.

Câu `25`:

`->` Ruột khoang có vai trò:

`-` Làm thực phẩm và dược phẩm.

`-` Làm cân bằng sinh thái.

`-` Làm đồ trang trí, trang sức.

Câu `26`:

`->` Người ta khai thác san hô đỏ nhằm mục đích làm vật trang trí, trang sức,

Câu `27`:

`->` Cơ thể ruột khoang có kiểu đối xứng tỏa tròn.

Câu `29`:

`->` Sán lông và sán lá gan giống nhau ở hình dạng cơ thể.

Câu `30`:

`->` Đặc điểm ở sán lá gan thích nghi với giác bám phát triển.

Câu `31`:

`->` Trình bày vòng đời của sán lá gan:

`1`. Trứng gặp nước.

`2`. Trứng nở thành ấu trùng.

`3`. Ấu trùng có lông chui vào sống trong ốc và sinh sản.

`4`. Nhiều ấu trùng có đuôi rời khỏi ốc `->` Ấu trùng có đuôi kết kén ở cây có thủy sinh.

`5`. Trâu bò bị nhiễm sán do ăn cỏ ở ruộng nước.

`6`. Sán lá gan trưởng thành trứng.

Câu `32`:

`->` Các sinh vật có đời sống kí sinh như: Muỗi, ruồi, trùng sốt rét, trùng kiết lị v.v

Câu `33`:

`->` Sán lá máu thuộc ngành giun dẹp sống kí sinh trong máu người.

Câu `34`:

`->` Các đại diện của ngành giun đốt: Giun đất, đỉa, giun đỏ v.v

Câu `35`:

`->` Biện pháp được sử dụng để phòng ngừa giun sán cho người:

`-` Rửa tay trước khi ăn.

`-` Không nghịch đất, bụi bẩn.

`-` Không đi chân đất v.v

Câu `36`:

`->` Khi kí sinh trong ruột non, giun đũa không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa vì giun đũa có lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể.

Câu `37`:

`->` Mạch vòng vùng hầu đóng vai trò như tim của giun đất.

Câu `38`:

`->` Trình bày vòng đời của giun đũa:

Giun đũa (ruột người) `->` Đẻ trứng `->` Ấu trùng trong trứng `->` Thức ăn rau sống, quả tươi `->` Ruột non (Ấu trùng) `->` Máu, gan, tim, phổi

Câu `39`: 

`->` Khi mưa nhiều, trên mặt đất lại có nhiều giun đất vì nước ngập cơ thể nên chúng bị ngạt thở.

 

Câu 7. Loài động vật nguyên sinh có hình thức sinh sản tiếp hợp :  Trùng giày

Câu 8. Động vật đơn bào  sống tự do ngoài thiên nhiên :  Trùng biến hình

Câu 9 . Vai trò của lông bơi: Di chuyển, dồn thức ăn về lỗ miệng

Câu 10. Những động vật đơn bào gây hại : Trùng bệnh ngủ, trùng sốt rét, cầu trùng.

Câu 11. Bào xác của trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể người thông qua con đường  tiêu hóa

Câu 16: Hình dạng. Toàn thân thủy tức có hình trụ dài, phần dưới thân có đế để bám vào giá thể, phần trên là lỗ miệng, xung quanh có 8 tua miệng tỏa ra rất dài gấp nhiều lần chiều dài cơ thể và có khả năng co ngắn lại, có chức năng bắt mồi, di chuyển và cảm giác. Cơ thể đối xứng tỏa tròn, dài và nhỏ.

Câu 17:  hai cách di chuyển của thủy tức

-Di chuyển kiểu sâu đo: di chuyển từ trái sang, đầu tiên cắm đầu xuống làm trụ sau đó co duỗi, trườn cơ thể để di chuyển

-Di chuyển kiểu lộn đầu:di chuyển từ trái sang, để làm trụ cong thân,đầu cắm xuống, lấy đầu làm trụ cong thân, sau đó cắm xuống đất di chuyển tiếp tục như vậy.

Câu 18 . Đặc điểm cấu tạo của sứa:

- Hình dù

- Di chuyển nhờ tế bào cơ có khả năng co bóp dù

- Miệng ở dưới

- Tầng keo dày

- Khoang tiêu hóa hẹp

- Tua miệng và tua dù 

Câu 19. San hô: Khi sinh sản vô tính mọc chồi, cơ thể con không tách rời mà dính liền vào cơ thể mẹ, tạo nên một tập đoàn san hô có khoang ruột thông với nhau

Câu 20. Ruột khoang nói chung thường tự vệ bằng các tế bào gai mang độc

Câu 21. Khác nhau:

-Hải quỳ sống độc lập, ko có xương đá vôi

-San hô sống thành tập đoàn, có khung xương đá vôi

Câu 22 . San hô nảy chồi, cơ thể con không tách khỏi bố mẹ; thuỷ tức nảy chồi, khi chồi trưởng thành sẽ tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập.

Câu 23 .  Cản trở giao thông đường thủy

Câu 24 . Phần lớn các loài ruột khoang sống ở biển

Câu 25 . Vai trò :

-Một số loài ruột khoang có giá trị thực phẩm và dược phẩm.

-Góp phần tạo sự cân bằng sinh thái, tạo cảnh quan độc đáo.

-Nhiều loại san hô nguyên liệu làm đồ trang sức, trang trí, nguyên liệu xây dựng, …

Câu 26 . Người ta khai thác san hô đỏ nhằm mục đích  làm đồ trang trí, trang sức

Câu 27 . Cơ thể ruột khoang có kiểu đối tỏa tròn

Câu 28 . Sán lá gan trưởng thành bắt đầu đẻ trứng, trứng sẽ theo đường mật xuống ruột và ra ngoài theo phân. Khi trứng gặp nước nở ra ấu trùng lông (miracidium), sẽ mất từ 9 đến 21 ngày để hoàn tất quá trình này thành hình ấu trùng sán lá gan.

Câu 29 : Sán lông và sán lá gan giống nhau ở hình dạng cơ thể

Câu 30 . Đặc điểm ở sán lá gan thích nghi với lối sống kí sinh là mắt tiêu giảm , giác quan phát triển

Câu 31 . Sán trưởng thành đẻ trứng, trứng theo đường mật xuống ruột và ra ngoài theo phân. Trứng xuống nước, trứng sán lá gan lớn nở ra ấu trùng lông (miracidium), nhiệt độ thích hợp để trứng phát tiển thành miracidium là 15 - 25°C và mất 9 - 21 ngày.

Câu 32 . 

  • Sán lá Schistosoma mansoni - làm ổ trong não. ...
  • Ấu trùng ruồi botfly – làm ổ dưới da. ...
  • Ký sinh trùng Amip - ăn não. ...
  • Ký sinh trùng Toxoplasma gondii – gây bệnh viêm não toxoplasma. ...
  • Rệp – hút máu. ...
  • Giun chỉ Wuchereria – gây bệnh chân voi. ...
  • Giun lươn Strongyloidiasis stercoralis.

Câu 33 . Sán lá máu

Câu 34 . Giun đất, đỉa, rươi, vắt, giun đỏ,...

Câu 35 . Các biện pháp :

- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. 

-Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.

Câu 36 . Vì giun đũa có lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể.

Câu 37 .Mạch vòng vùng hầu.

Câu 38 . Trứng giun theo phân ra ngoài, gặp ẩm và thoáng khí, phát triển thành dạng ấu trùng trong trứng. Người ăn phải trứng giun, đến ruột non, ấu trùng chui ra, vào máu, đi qua gan, tim, phổi, rồi về lại ruột non lần thứ hai mới chính thức kí sinh ở đấy. 

Câu 39 . Giun đất cũng giống như những sinh vật khác là hít thở bằng không khí. ... Khi trời mưa,đất thấm ướt nước mưa khiến cho lượng không khí giảm đáng kể khiến giun không thể thở được nên mới phải ngoi lên mặt đất để thở. Cũng giống như việc chúng ta đổ nước vào tổ dế để bắt dế đó