Câu 6. Thể loại văn học dân gian nào phù hợp với câu: “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt”?

A. Thành ngữ​​B. Tục ngữ​ C. Ca dao D. Vè

Câu 7. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có ý nghĩa giống với câu: “Đói cho sạch, rách cho thơm”?

A. Ăn phải nhai, nói phải nghĩ.​​​ B. Đói ăn vụng, túng làm liều.​

C. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.​​ D. Giấy rách phải giữ lấy lề.

Câu 8. Câu nào trong các câu sau không phải là câu rút gọn?

A. Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

B. Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

C. Người ta là hoa đất

D. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng

Câu 9. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm của văn nghị luận?

A. Nhằm tái hiện sự việc, người, vật, cảnh một cách sinh động.​

B. Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến, quan điểm, nhận xét nào đó.

C. Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.

D. Ý kiến, quan điểm, nhận xét nêu trong văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vẫn đề có thực trong đời sống thì mới có ý nghĩa.

Câu 10. Lập luận trong bài văn nghị luận là:

A. ý kiến thể hiện tư tưởng quan điểm của người nói hoặc người viết.

B. lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm.

C. cảm xúc suy nghĩ của người đọc sau khi cảm nhận tác phẩm.

D. cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm.​

Câu 11. Câu nào sau đây là câu rút gọn?

A. Người ta là hoa đất.​​​ ​B. Tấc đất tấc vàng

C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây​​ ​D. Lá lành đùm lá rách.

Câu 12. Câu tục ngữ nào sau đây nhắc nhở chúng ta về lòng biết ơn?

A. Cái răng cái tóc là góc con người. B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

C. Thương người như thể thương thân.​ D. Có chí thì nên

Câu 13. Yếu tố nào không phải là yếu tố cơ bản trong văn nghị luận?

A. Cảm xúc​​ B. Luận điểm

C. Luận cứ D. Lập luận

Câu 14. Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận?

A. Là lí lẽ và dẫn chứng đưa ra để làm sáng tỏ một vấn đề

B. Là cảm xúc và suy nghĩ của người đọc về vấn đề

C. Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn​​​​

D. Là cách sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí

Câu 15. Mục đích của việc rút gọn câu là:

A. Làm cho câu ngắn gọn hơn, thông tin được nhanh.

B. Tránh lặp những câu đã xuất hiện ở câu trước.

C. Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.

D. Cả 3 đáp án A, B, C đều đúng.

Câu 16. Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A. thời kì trước Cách Mạng tháng Tám

B. thời kì kháng chiến chống Pháp

C. thời kì kháng chiến chống Mĩ

D. thời kì sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất

Câu 17. Câu tục ngữ “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt” đúc rút kinh nghiệm:

A. về lao động sản xuất​​​ ​​B. về thiên nhiên

C. về con người​​​​​​D. về xã hội

Câu 18. Câu tục ngữ nào dưới đây nói về lao động sản xuất?

A. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

B. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

C. Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.

D. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

Câu 19. Câu văn: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta” được trích từ văn bản nào?

A. Sự giàu đẹp của tiếng Việt ​​​B. Đức tính giản dị của Bác Hồ.

C. Ý nghĩa văn chương. ​D. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Câu 20: Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?

A. Biểu cảm​​​​​​B. Miêu tả

C. Tự sự​​​​​​D. Nghị luận

1 câu trả lời

Câu 6. Thể loại văn học dân gian nào phù hợp với câu: “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt”?

⇒B. Tục ngữ​.

Câu 7. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có ý nghĩa giống với câu: “Đói cho sạch, rách cho thơm”?

⇒D. Giấy rách phải giữ lấy lề.

$⇒$ Giải thích : 

$+$Câu "Đói cho sạch rách cho thơm" nghĩa là dù có đói rách , cuộc sống khó khăn ,khổ thì vẫn phải giữ gìn phẩm chất trong sạch , ngay thẳng .

$+$Câu "Giấy rách phải giữ lấy lề" nghĩa là dù cho có thiếu thốn về vật chất đi chăng nữa thì cũng không thể để đánh mất phẩm chất, nhân cách , đạo đức của mình được.

Câu 8. Câu nào trong các câu sau không phải là câu rút gọn?

⇒C. Người ta là hoa đất.

$⇒$ Giải thích : 

$+$Người ta / là hoa đất .

            CN                 VN

$+$Câu trần thuật đơn có từ là . 

Câu 9. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm của văn nghị luận?

⇒A. Nhằm tái hiện sự việc, người, vật, cảnh một cách sinh động.​

$⇒$ Giải thích : 

$+$A. Nhằm tái hiện sự việc, người, vật, cảnh một cách sinh động. : dành cho văn Tự Sự. 

Câu 10. Lập luận trong bài văn nghị luận là:

⇒D. cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm.​

Câu 11. Câu nào sau đây là câu rút gọn?

⇒C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây​​ ​.

$⇒$ Giải thích : 

$+$Câu C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây rút gọn CN .

Câu 12. Câu tục ngữ nào sau đây nhắc nhở chúng ta về lòng biết ơn?

⇒ B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

$⇒$ Giải thích : 

$+$Nói về lòng biết ơn , nhắc nhở con người phải biết đến người trông cây để tạo ra quả cho chúng ta ăn (nghĩa đen) và nhắc nhở ta đến người giúp đỡ ta lúc khó khăn, hoạn nạn. 

Câu 13. Yếu tố nào không phải là yếu tố cơ bản trong văn nghị luận?

⇒A. Cảm xúc​​.

$⇒$ Giải thích : 

$+$ Yếu tố cảm xúc thường sử dụng trong văn Biểu cảm. 

Câu 14. Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận?

⇒C. Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn​​​​.

Câu 15. Mục đích của việc rút gọn câu là:

A. Làm cho câu ngắn gọn hơn, thông tin được nhanh.

B. Tránh lặp những câu đã xuất hiện ở câu trước.

C. Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.

⇒D. Cả 3 đáp án A, B, C đều đúng.

Câu 16. Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” sáng tác trong hoàn cảnh nào?

⇒B. thời kì kháng chiến chống Pháp.

Câu 17. Câu tục ngữ “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt” đúc rút kinh nghiệm:

 ​​⇒B. về thiên nhiên.

Câu 18. Câu tục ngữ nào dưới đây nói về lao động sản xuất?

⇒D. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

Câu 19. Câu văn: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta” được trích từ văn bản nào?

⇒​D. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Câu 20: Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?

D. Nghị luận.