Câu 6. Cảm nghĩ của em về người thân ( ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,...) Mở bài: giới thiệu chung về người thân và mối quan hệ của mình đối với người đó Thân bài: - Nêu cảm xúc cảu mình về người thân - Những kỉ niệm ấn tượng đối với người trong quá khứ(có miêu tả) -Sự gắn bó của 2 người - Nghĩ đến hiện tại và tương lai nêu cảm xúc Ket bai: Suy nghĩ, tình cảm của em đối với người thân. :KO COPY MẠNG

2 câu trả lời

Mik gưid bài Đây là bàu thi của mik nên ko sợ trên mạng

Nhật kí của mẹ!

Ngày 30 tháng 4 năm 1978, ngày mẹ chào đời, ngày ấy chiến tranh đã qua, đất nước đã độc lập, ông ngoại con đã về đoàn tụ với bà. Nhưng ngày ấy nhà mình còn nghèo đói lắm con ơi. Nhà sinh được bốn người con, mẹ là con gái lớn, ngay từ khi còn nhỏ, nhỏ hơn con bây giờ, mẹ đã cùng bà ngoại con gánh gồng nuôi cả nhà.

Nhà mình làm ruộng, mà ngày ấy đất thì cằn thì cỗi, lúa thóc không đượm mùa, cơm trắng thì độn sắn độn khoai, có lúc còn không có gạo để ăn. Cái bữa cơm ngày đói mà con được học trong truyện ngắn của ông Nam Cao, của Ngô Tất Tố mẹ đã từng trải rồi.Vừa học đi làm, không có tiền đi học, sáng đi học về chiều còn phải sang phụ cô việc nhà để được đi học, nhưng ai cũng muốn được đi học con ạ. Mẹ học hết cấp hai, ông con nói: “Con ơi!  Nhà mình còn nghèo, con đi học cũng không phải xuất sắc, thôi con về phụ mẹ nuôi em”. Xót xa lắm, xót cả lòng cả tim mẹ. Nhưng mẹ thương mẹ thương me, tình thương của mẹ to lớn lắm. Mẹ đã hi sinh tương lai để cùng bà chăm lo cho cả gia đình.

Mẹ phải đi cấy, đi cày, đốn củi. thân cây bạch đàn to lắm, chắc lắm, phải dùng tay để chặt, để chẻ từng cây, phải những cây như vậy cháy mới đượm, khách mới ưng. Rồi gà gáy 2 giờ sáng, khoảng thời gian ấy bây giờ các con của mẹ con đang say giấc, người với chấu kẽo kẹt 30 cây số từ Gò Khô về thị xã Vĩnh Phú. Cọc cạch vẫn chả đủ nuôi các em đi học, mẹ tìm về thành phố, mẹ trở thành công nhân. Mẹ được học may, làm may, cuộc sống nơi thành thị bon chen lắm, còn vất vả hơn ở quê nhà. Mẹ lặn lội ngày tắt mặt tối, những ngày thanh xuân của mẹ trôi qua như thế, mà lúc tầm tuổi mẹ bấy giờ con còn bé lắm, con của mẹ vẫn là một sinh viên chỉ biết chơi biết học.

Rồi cũng tới ngày mẹ lấy chồng, mẹ yêu bố con, cùng quê cùng làng, bố mẹ lấy nhau. Đối với người phụ nữ, ngày cưới là ngày hạnh phúc nhất cuộc đời, nhưng với mẹ ngày cưới là ngày mẹ buồn nhất. Mẹ nói rằng cho tới ngày cưới, mẹ vẫn nghĩ bố con mồ côi, bà cháu nuôi nhau, thế mà khi đón dâu mẹ lại được về căn nhà to lắm, đẹp lắm, có bố có mẹ, có họ hàng đông đúc. Chưa dứt niềm vui ngày cưới, thế mà cuối ngày, cả ông bà ngoại con còn đấy, bà nội con nói rằng đám cưới này là bà cho làm nhờ, làm giúp, bây giờ dọn đồ về lại nhà cụ nội con. Tiền cưới không đủ trả nợ cho bà, mẹ lại phải bán nối cái vòng hồi môn hôm trước. Bất ngờ, tủi hờn, nhưng mẹ vẫn gắng được. Mẹ thương bố con, mẹ vẫn cùng bố con vượt qua tất cả.

Ngày mang thai con mẹ hạnh phúc lắm. Mẹ sinh con ra dù người ta không thương con gái nhưng đối với mẹ con là niềm hạnh phúc lớn nhất, con mang lại cho mẹ ánh sáng tươi mới cho cuộc sống của mẹ. Mẹ mang thai con chín tháng mười ngày vậy mà chín tháng mười ngày qua rồi, mẹ vẫn quằn quại trong nỗi đau đớn và lo lắng, con vẫn chưa chào đời. Từ lúc sinh con ra, con gái mẹ chỉ nặng có một cân năm lạng, người con bầm tím vì tràng hoa quấn cổ, con không khóc. Mẹ sợ hãi vô cùng, sợ mất con! Nhưng rồi mọi chuyện cuối cùng cũng qua đi và hôm nay con đã lớn. Ba năm sau niềm hạnh phúc khi có con, chúng ta lại đón em trai con. Mẹ luôn tự hào vì có các con.

Nhưng cuộc sống vẫn không được khấm khá hơn mà các con ngày một lớn, mẹ đã đưa ra một quyết định quyết liệt nhưng khổ tâm: mẹ phải ra nước ngoài kiếm tiền.

Trước đêm mẹ đi, con gái mẹ mới vào lớp một, con còn bé bỏng lắm. mẹ ngồi viết mẫu cho con từng chữ ô, chữ a, mẹ chỉ viết được cho con năm quyển mẹ mong rằng những chữ ít ỏi ấy sẽ giúp con những ngày đầu xa mẹ. Mẹ chuẩn bị thuốc cho con thuốc ho, thuốc cúm, gấp quần áo cho con… Mẹ đã khóc rất nhiều vì sắp phải xa các con. Mẹ xin lỗi vì không thể bên các con, các con của mẹ còn quá bé bỏng. Nhưng mẹ tin con gái của mẹ sẽ giúp mẹ chăm sóc em, yêu thương bố.

Đêm đầu tiên trên đất khách quê người, mẹ đã khóc nhiều lắm, khóc vì nhớ các con, nhớ bố con, vì lo lắng không biết các con sẽ thế nào khi không có mẹ bên cạnh. Người phụ nữ lấy chồng để dựa vào chồng nhưng bố con còn quá nhiều thứ để lo, mẹ con phải đi. Các con chính là nguồn động lực giúp mẹ vượt qua những tháng năm vất vả nơi đất người, mẹ trải nỗi nhớ ấy qua những bức thư tay mẹ gửi về nhà. Cuối cùng cũng đã đế ngày mẹ trở về, mẹ hồi hộp háo hức lắm, không biết các con của mẹ đã cao trừng nào rồi. Mẹ mua cho con em búp bê hồng, không biết con có thích không. Mẹ mua cho “cu” cái máy bay thật to. Khi mẹ về xuống đến sân bay mẹ đi tìm hình bóng con, nhưng con của mẹ lớn quá rồi, mẹ hạnh phúc lắm, suốt tuổi thơ con không có mẹ bên cạnh, mẹ xin lỗi!

Mẹ ơi! Cả cuộc đời mẹ hi sinh cho con và bố, đối với con như vậy là quá đủ rồi! Con sẽ thực hiện ước mơ của mình. Rồi con sẽ về đưa mẹ đi xa hơn nữa cùng con. Ước mơ lớn nhất của con là đường con đi lúc nào cũng có bóng mẹ…

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Đọc kĩ văn bản sau và trả lời những câu hỏi bên dưới: Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên Đán. Bây giờ ai ai cũng bận sắm sửa chuẩn bị cho ngày Tết đầu năm. Tết ngày nay không còn như ngày trước nữa, bởi có lẽ thời gian đã làm mai một, phai mờ đi nhiều giá trị đặc trưng của quá khứ. Tết ngày xưa là dịp được hội ngộ với bà con, bạn bè đã lâu không gặp, để rồi tay bắt mặt mừng, cùng ngồi xuống, hàn huyên kể cho nhau nghe về một năm đã qua. Thời của ông bà, bố mẹ chúng tôi, nhắc đến Tết là nhắc đến tiếng pháo nổ đôm đốp giòn tan trước cửa nhà nhà ngày đầu năm, nhắc đến những lúc cả nhà cùng nhau gói bánh, ngồi canh bếp lửa và hàn huyên đủ thứ chuyện bên nồi bánh chưng. Tuy một vài trong những đặc trưng Tết này đã không còn nhưng mỗi khi nhắc lại, không một ai là không bồi hồi nhung nhớ về một thời đã qua. Háo hức nhất vẫn là lũ trẻ con chúng mình. Chỉ khi Tết đến, mới có lý do chính đáng để xin bố mẹ sắm đồ mới, được đi du xuân, thăm chúc Tết họ hàng cùng bố mẹ và nhận những bao lì xì mừng tuổi đỏ chót. Tết ngày nay dường như lũ trẻ mất hẳn niềm vui hóng Tết bởi đã được ăn ngon mặc đẹp quanh năm, nếu có cũng chỉ là mong Tết để được nghỉ học đi du lịch. Những bao lì xì, những bộ đồ mới vẫn khiến chúng háo hức, tuy nhiên mức độ cũng giảm đáng kể bởi các em không còn thiếu thốn như xưa. Tết nay cũng không còn mấy gia đình tự làm bánh chưng nữa mà chủ yếu là đi mua ngoài hàng, vừa tiện lại có nhiều mẫu mã lựa chọn. Ngày nay, muốn chúc tết ai, người ta chỉ cần cầm chiếc điện thoại di động lên, nói qua loa vài câu, hay nhắn vài dòng tin là đã làm xong “nhiệm vụ” lễ nghĩa. Không còn phải đến tận nhà, trực tiếp nói câu chúc như ngày xưa nữa. Tết nay không chỉ ngược xuôi những chuyến đi về của công nhân, sinh viên về quê ăn Tết mà còn là những chuyến đi xa của những người dư giả như món quà tự thưởng cho bản thân sau một năm học tập và làm việc căng thẳng. Nhiều người cảm thấy không còn sự hào hứng, đón chờ Tết như ngày xưa nữa. Vì đã trưởng thành hay Tết đang nhạt dần? Tôi cũng chẳng rõ nữa. Đấy còn tùy vào cái nhìn và cách cảm nhận của mỗi người. Riêng tôi thì vẫn háo hức mong chờ Tết, để đêm 30 lại cùng cả nhà xem Táo Quân, để được sum họp cùng gia đình và để được trao nhau những yêu thương ngọt ngào không bao giờ dứt. Cuộc sống ngày càng hiện đại phát triển, ngày Tết cũng vì thế mà có không ít sự thay đổi. Thế nhưng nếu chúng ta vẫn luôn ghi nhớ, hướng về cái Tết cổ truyền thì nó vẫn sẽ vẹn nguyên giá trị trong lòng mỗi người. (Theo nguồn Internet) Câu 1: Xác định kiểu bài và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

7 lượt xem
2 đáp án
14 giờ trước