Câu 5: Giải thích đặc điểm cấu tạo thích nghi với lối sống của Sứa, Thuỷ Tức ? Câu 11: Đặc điểm cấu tạo ngoài của Các đại diện Thân Mềm: Trai sông, ốc sên, mực. Câu 14: Chứng minh ngành động vật chân khớp đa dạng và phong phú Câu 17: Đưa ra các biện pháp phòng chống sâu bọ có hại trong nông nghiệp.

2 câu trả lời

câu 5: 

1)

- Hải quỳ: Cơ thể hình trụ, kích thước khoảng 2cm – 5 cm, có thân và đế bám. sống bám vào bờ đá và ăn động vật nhỏ. 

- San hô: Cơ thể hình trụ, sống bám. Khi sinh sản vô tính, chồi mọc ra, nhưng không tách ra mà dính với cơ thể mẹ để tạo nên tập đoàn.

 

2)Sứa có cấu tạo thích nghi với đời sống bơi lội trong nước là:
+ Cơ thể hình dù, đối xứng tỏa tròn
+ Miệng ở phía dưới, có tế bào tự vệ
+ Di chuyển bằng cách co bóp dù 

Câu 11: 

*Trai sông

- Vỏ trai gồm 2 mảnh được gắn với nhau nhờ dây chằng ở bản lề phía trong.

- 2 cơ khép vỏ bám chắc vào mặt trong của vỏ, giúp điều chỉnh hoạt động đóng, mở vỏ.

- Cấu tạo vỏ gồm 3 lớp: lớp sừng, lớp đá vôi và lớp xà cừ óng ánh phía trong.

*mực :

- Có vỏ đá vôi tiêu giảm hoặc chỉ giữ lại dưới dạng tấm để nâng đỡ cơ thể.

- Cơ thể mực chỉ gồm: thân và đầu. Đầu có miệng, quanh miệng có 10 tua miệng. Trên tua có các giác bám phát triển. Ở 2 bên đầu có đôi mắt to.

- Lớp áo tạo ra ở mặt bụng một khoang áo rộng có thành cơ phát triển và thông với ngoài qua phễu khoang áo. Đây là cơ quan di chuyển tích cực của mực. Mỗi khi khoang áo phồng ra, nước được hút vào, rồi khi co bóp lại, nước phụt ra qua phễu bụng, làm cơ thể chúng chuyển động ngược lại theo kiểu phản lực.

*ốc sên: 

Ốc sên đại diện cho các loại ốc khác nhau tập hợp thành lớp Chân bụng. Chúng

sống ở nước, kể cả trên cạn. Chúng có chung các đặc điểm sau :

- Cơ thể gồm: đầu, chân và thân. Một số loài có vỏ tiêu giảm (sên trần).

- Ở phần đầu có miệng và xung quanh là tua miệng. Trên hay ở cạnh tua miệng có mắt.

- Dưới bụng là chân có cơ phát triển giúp chân di chuyển trên giá thể. Phần thân xoắn ốc, dấu trong lòng vỏ đá vôi xoắn ốc. Giữa vỏ và cơ thể có một khoang trống gọi là khoang áo. Ở ốc sên, khoang áo đóng vai trò của phổi.

- Vỏ ốc sên : hình ống, xoắn ốc và gồm đỉnh vỏ, miệng vỏ, lớp sừng ở người

Di chuyển: kéo dài cơ thể,lấy phần đầu cố định,thu gọn cơ thể lại để di chuyên

Câu 14:

Vì chúng đa dạng về số lượng loài đa dạng về số lượng cá thể động vật đa dạng về kích thước đặc điểm cơ thể lối sống đa dạng về môi trường sống phân bố khắp nơi trong các môi trường dưới nước trên cạn trên không cả những vùng cực băng giá quanh năm.

Câu 17:

Biện pháp phòng chống sâu bọ không gây ô nhiễm MT:

- Hạn chế dùng thuốc trừ sâu độc hại, chỉ dùng các thuốc trừ sâu an toàn cho môi trường (như thuốc vi sinh vật,...)

- Sử dụng kẻ thù tự nhiên của côn trùng để diệt chúng (ví dụ: dùng cá ăn bọ gậy...)

- Dùng bẫy đèn để bắt các loại sâu hại mùa màng.

- Bảo vệ các loài sâu bọ có ích.

- Dùng biện pháp vật lý, biện pháp cơ giới để diệt các sâu bọ có hại. 

Hạn chế ô nhiễm MT do thuốc bảo vê thực vật:

- Tuyên truyền cho người dân tác hại của thuốc bảo vệ thực vật

- Khuyên người nông dân nên sử dụng thuốc chế phẩm sinh học không gây hại cho MT.

cho mình xin câu trả lời hay nhất^ ^

chúc bn học tốt:)

Đáp án:

 câu 5:

* Đặc điểm cấu tạo thích nghi với lối sống của sứa

- Sứa thích nghi với lối sống: bơi tự do trong nước biển.

- Các đặc điểm thích nghi với lối sống là: 

+ Cơ thể hình dù, đối xứng tỏa tròn.

+ Miệng ở dưới, xung quanh có các tua miệng

+ Di chuyển bằng cách co bóp dù đẩy nước mạnh qua lỗ miệng và tiến về phía ngược lại.

+ Có tế bào gai tự vệ và tấn công.

* Đặc điểm cấu tạo thích nghi với lối sống của thuỷ tức.

- Thủy tức thích nghi với lối sống bám cố định ở nước ngọt.

- Đặc điểm thích nghi với lối sống:

+ Cấu tạo là hình trụ dài, đối xứng tỏa tròn.

+ Phần dưới là đế bám.

+ Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có các tua miệng.

+ 2 cách di chuyển là sâu đo và lộn đầu.

câu 11:

Chân khớp đa dạng về tập tính và môi trường sống là nhờ:

- Hệ thần kinh và giác quan phát triển. Đó là trung tâm điều khiển mọi hoạt động phức tạp và đa dạng của Chân khớp.

- Cấu tạo phân hóa phù hợp với các chức năng khác nhau, giúp chân khớp thích nghi được nhiều môi trường khác nhau.

Ví dụ, chân bơi, chân bò, chân đào bới ... phần phụ miệng thích nghi với kiểu nghiền, kiểu hút ...thức ăn.

câu 17:

Để phòng chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường chúng ta cần sử dụng các biện pháp:

-Nuôi ong mắt đỏ để diệt trừ sâu hại lúa.
-Dùng kiến để diệt sâu hại cam, chanh.
-Dùng bọ rùa để diệt rệp cây.
-Trồng hoa trong ruộng lúa để hạn chế sâu hại do có các loài ong.

-Dùng bẫy đèn

-Sử dụng thuốc trừ sâu bằng thảo mộc ko nên dùng thuốc trừ sâu hoá học

Câu hỏi trong lớp Xem thêm