Câu 4, Trùng kiết lị có tác hại j đối với sức khỏe con người ? Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi ? Câu 5, Nêu cấu tạo trong của thủy tức ? Vai trò của nghành ruột khoang ? Câu 6 , Trình bày vòng đời phát triển của sán lá gan , giun đũa, giun kim và biện phát phòng tránh Câu 7, Cấu tạo ngoài , trong và dinh dưỡng của giun đất ?
1 câu trả lời
Câu 4:
*Trùng kiết lị gây các vết loét hình miệng núi lửa ở thành ruột để nuốt hồng cầu tại đó, gây ra chảy máu. Chúng sinh sản rất nhanh để lan ra khắp thành ruột, làm cho người bệnh đi ngoài liên tiếp, suy kiệt sức lực rất nhanh và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không chữa trị kịp thời.
*Bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi vì:
- Bệnh sốt rét được lây truyền thông qua đối tượng trung gian là muỗi Anophen. Ấu trùng muỗi Anophen (bọ gậy) thường phát triển tốt ở khu vực nước đọng hoặc nước chảy chậm, có ánh sáng mặt trời, có cây cỏ, rong rêu tạo độ ẩm thích hợp.
- Trong số các loài muỗi thuộc chi muỗi Anophen thì loài Anophen virus có khả năng lây truyền bệnh sốt rét cao. Loài muỗi này cũng sống chủ yếu ở rừng núi, đốt các loài linh trưởng và cả con người.
- Đồng bào miền núi thường có trình độ dân trí chưa cao,chưa có hình thành thói quen mắc màn khi đi ngủ, điều kiện sống còn khó khăn, vấn đề môi trường không được đảm bảo. Điều này tạo cơ hội để bệnh sốt rét lây truyền nhanh ở miền núi.
Câu 5:
Cấu tạo trong của thủy tức:
- Phần trên là lỗ miệng, có các tua miệng tỏa ra xung quanh
- Phần dưới là đế, bám vào cơ thể
- Cơ thể đối xứng tỏa tròn
Vai trò của ngành ruột khoang:
Có lợi:
- Trong tự nhiên:
+ Có ý nghĩa đối với hệ sinh thái
+ Làm nơi trú ngụ cho một số sinh vật biển
+ Tạo ra đảo san hô
- Trong cuộc sống:
+ Làm đồ trang sức, đồ trang trí
+ Làm nguyên liệu cho xây dựng
+ Có ý nghĩa trong việc hình thành các tầng địa chất
+ Làm thức ãn cho con người
Có hại:
- Gây ngứa, độc hại cho con người
- Tạo đá ngầm, cản trở giao thông đường biển
Câu 6:
* Vòng đời của sán lá gan:
Trứng (môi trường nước) → ấu trùng có lông bơi → ốc ruộng → ấu trùng có đuôi → kén sán → sán lá gan.
* Vòng đời của giun đũa:
Trứng giun → ấu trùng trong trứng → ấu trùng (ruột non) → gan, phổi, tim → giun trưởng thành (ruột non)
* Vòng đời của giun kim
Giun kim trưởng thành→ đến mùa sinh sản→ trứng→ ấu trùng trong trứng→ từ hậu môn đi ngược lên→ kí sinh ruột già
* Biện pháp phòng:
- Ăn chín uống sôi.
- Đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Tuyên truyền giáo dục về sức khỏe.
- Uống thuốc giun định kì.
Câu 7:
*Cấu tạo ngoài:
+Cơ thể đối xứng hai bên, phân đốt
*Cấu tạo trong:
+Hệ tiêu hóa phân hóa
+Hệ tuần hoàn kín
+Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
*Dinh dưỡng:
+Giun đất hô hấp qua da
+Ăn đất