Câu 4: Cảm thụ cái hay của phép so sánh trong đoạn thơ sau bằng đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu. Bông cúc là nắng làm hoa Bướm vàng là nắng bay xa, lượn vòng Lúa chín là nắng của đồng Trái thị, trái hồng là nắng của cây.

1 câu trả lời

Tác giả đã thấy những sắc vàng óng ả từ thiên nhiên có trong bông cúc, bướm vàng, lúa chín, trái thị, trái hồng và tác giả đã liên tưởng nó tới màu của nắng tạo nên một sự so sánh thú vị và độc đáo. Nếu như chúng ta phân tích từng câu thơ thì ta có thể thấy được các sự vật được so sánh trong bài trong con mắt tác giả đẹp ra sao, ta có thể ví dụ như câu thơ: '' Lúa chín là nắng của đồng''. Tại sao lại so sánh lúa với nắng ư? Không phải chỉ vì lúa có màu vàng, mà còn là vì nó chính là thành quả lao động hăng say của các bác nông dân và nó cũng là thực phẩm thiết yếu nuôi sống chúng ta, thể hiện lúa cũng quan trọng như ánh nắng vậy.  Điều đó cũng thể hiện sự so sánh của tác giả không chỉ là sự tương đồng về màu sắc mà còn ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa. Những ý nghĩa đó thật giản dị nhưng cũng thật tinh tế và ẩn dụ. Đây là một điều rất đáng để học hỏi. Qua đó, em thấy được tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên là tình cảm yêu mến, qua tình cảm yêu thiên nhiên đó ta cũng thấy được tình cảm yêu quê hương, đất nước. 

#Nocopy, không tin copy ra google.

@Hà