Câu 3: Thủy tức sinh sản bằng hình thức nào ? Câu 4: Chức năng của tế bào gai ở thủy tức ? Câu 5: Nguyên nhân gây trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan ? Câu 6: Đặc điểm nào giúp sán là gan thích nghi với lối sống kí sinh ? Câu 7: Ngành giun dẹp gồm những lại nào ? Câu 8: Cấu tạo ngoài của giun đất ? Câu 9: Muỗi và bệnh sốt rét có liên quan gì ? Câu 10: Trình bày vòng đời của sán lá gan ? Câu 11: Để phòng bệnh giun sán ta phải làm gì ? Câu 12: Giun đát đào hang di chuyển trong đất giúp ích gì ?

2 câu trả lời

Câu 3:

 -Sinh sản mọc chồi

Câu 4:

CHức năng:

Tự vệ, tấn công và bắt mồi. 

Câu 5:

Vì:

Trứng sán khi gặp nước sẽ nở thành ấu trùng có lông bơi, ấu trùng này sống kí sinh trong ruột ốc, sinh sản ra ấu trùng có đuôi. - Ấu trùng có đuôi rời khỏi ốc, bám vào cây cỏ, bèo, cây thủy sinh; rụng đuôi và kết kén.

Câu 6:

Cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng phát triển: chun giãn, phồng dẹp để chui rúc trong môi trường kí sinh. - Mắt và lông bơi tiêu giảm, các giác bám phát triển: bám chắc vào môi trường kí sinh.

Câu 7:

 Sán lông, sán lá gan,sán bã trầu,sán lá máu,sán dây,sán dây lợn,sán dây bò

Câu 8:

-Cơ thể dài, gồm nhiều đốt, cơ phát triển để có thể chun giãn, phần đầu có miệng, phần đuôi có hậu môn

Câu 9:

Sốt rét là bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào máu lây truyền bởi muỗi Anophen cái.

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

Câu 3 : 

1. Sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi.

2. Sinh sản hữu tính bằng cách hình thành tế bào sinh dục đực và cái.

3. Tái sinh.

Câu 4 : 

Tham gia vào hoạt động bắt mồi.

Câu 5 :

  • Sán lá gan sinh sản và ký sinh tại những nơi như hồ nước, ao,… Đồng thời, ấu trùng của chúng bám trên cỏ, ký sinh trong các loại ốc,…
  • Khi ấu trùng trở thành kén, chúng rời khỏi vật chủ là ốc và bám vào các loại cây thuỷ sinh, vỏ bèo, cây cỏ,… Lúc này khi thức ăn chính của trâu bò là cỏ thì sán lá gan sẽ bắt đầu xâm nhập vào vật chủ mới chính là trâu bò.
  • Chăn nuôi trâu bò ở nước ta mang tính tự phát, chưa theo quy trình khoa học, không chú ý nhiều đến việc tẩy giun sán và phòng bệnh. Do đó nguy cơ lây nhiễm sán ở trâu bò càng tăng cao.

Câu 6 :

Các đặc điểm giúp sán lá gan thích nghi với lối sống kí sinh:

  • Mắt, lông bơi tiêu giảm.
  • Các giác bám phát triển.
  • Nhờ cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển, nên sán lá gan có thể chun dãn, phồng dẹp cơ thể để chui rúc, luồn lách trong môi trường ký sinh.
  • Sán lá gan dùng 2 giác bám chắc vào nội tạng vật chủ
  • Hầu có cơ khỏe giúp miệng hút chất dinh dưỡng từ môi trường ký sinh đưa vào hai nhánh ruột phân nhiều nhánh nhỏ để vừa tiêu hóa vừa dẫn chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.
  • Sán lá gan chưa có hậu môn.

Câu 7 :

  • Sán lá gan, sán lông, sán dây là các đại diện của ngành giun dẹp.

Câu 8 : 

- Cơ thể dài, gồm nhiều đốt, cơ phát triển để có thể chun giãn, phần đầu có miệng, phần đuôi có hậu môn.

   - Ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi chui bò (giun đất không có chân).

   - Khi tìm kiếm thức ăn, nếu gặp đất khô và cứng, giun tiết ra chất nhày làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.

   - Lớp da mỏng, da luôn ẩm để trao đổi khí qua da.

   - Mắt tiêu giảm, thích nghi với đời sống chui rúc trong đất.



Câu 9 :

Trùng sốt rét ký sinh trong tuyến nước bọt của muỗi Anophen khi muỗi đốt người hút máu trùng theo vào máu kí sinh và sinh sản gây bệnh sốt rét. 

Miền rừng núi khí hậu ẩm mưa nhiều, muỗi có điều kiện phát triển nhiều nên thường gây bệnh sốt rét.

Câu 10 :

Vòng đời của sán lá gan:

- Sán đẻ nhiều trứng (khoảng 4000 trứng mỗi ngày). Trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi.

- Ấu trùng chui vào sống kí sinh trong loài ốc ruộng, sinh sản cho ra nhiều ấu trùng có đuôi.

- Ấu trùng có đuôi rời khỏi cơ thế ốc, bám vào cây cỏ, bèo và cây thủy sinh sẽ rụng đuôi, kết vỏ cứng, trở thành kén sán.

- Nếu trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán, trong cơ thể bò, kén sán phát triển thành sán trưởng thành, bò bị nhiễm bệnh sán lá gan.

Câu 12 :

Trong hoạt động sống giun đất thường xuyên đào hang để ăn đất và các vụn hữu cơ làm đất tơi xốp thoáng khí, tăng độ phì nhiêu cho đất , tiết chất nhầy làm mềm đất , phân giun có cấu trúc hạt tròn làm đất tăng độ màu mỡ cho đất.

MONG ĐC VOTE 5 SAO Ạ !!!

Câu 11 :

Để đề phòng bệnh giun sán, điều quan trọng là phải tuyệt đối giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống. Thực hiện ăn chín, uống chín; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Thường xuyên rửa tay bằng xà bông và nước sạch, nhất là trước khi ăn, trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, trước khi cho trẻ ăn, sau khi vệ sinh cho trẻ…

Vệ sinh tay chân luôn sạch, cắt móng tay, không đi chân đất, vì ấu trùng giun móc ở ngoài đất có thể đi xuyên qua da kẽ chân để vào máu, vào phổi, vào ruột và sinh sống tại đó và gây bệnh. Quần áo của người mắc giun nên thay giặt thường xuyên, ngâm nước sôi hoặc phơi chỗ có nắng nhiều cho chết trứng giun. 

Phân của trẻ có giun cũng cần phải được xử lý, đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. Đối với trẻ nhỏ, không để trẻ lê la dưới đất, nhất là không mặc quần thủng đít; Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần ở trẻ em trên 2 tuổi và người lớn.