Câu 3 a. Nguyên nhân mắc bệnh giun đũa? Giun đũa gây tác hại như thế nào đến sức khoẻ con người? Đề xuất các biện pháp phòng và trị giun đũa kí sinh? b. Nguyên nhân mắc bệnh sán lá gan của trâu bò? Sán lá gan gây tác hại như thế nào đến sức khoẻ con người? Đề xuất các biện pháp phòng và trị sán kí sinh? giúp mình vứi sắp thi gòi
2 câu trả lời
a) -Loài ký sinh trùng này thường không lây truyền từ người sang người. Nguyên nhân nhiễm giun đũa có thể do trứng giun đũa lây lan khi người bệnh tiếp xúc với nước, thức ăn hoặc tay nhiễm bẩn (ví dụ khi ăn rau chưa rửa sạch). Ấu trùng giun sẽ di chuyển từ ruột đến những bộ phận khác trong cơ thể, ví dụ như phổi.
-Giun đũa có thể gây tắc ruột, lồng ruột, viêm tắc ruột, giun chui ống mật, viêm ruột thừa, dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm khả năng phát triển trí tuệ của trẻ
-Để phòng chống nhiễm giun đũa:
+Thực hành vệ sinh sạch sẽ.
+Vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
+Lau dọn nhà cửa, vật dụng,
+Đồ chơi của trẻ thường xuyên với nước sát trùng.
+Luôn ăn thức ăn đã nấu chín, nước đun sôi để nguội.
b)-Kén trôi nổi trong nước hoặc bám vào các loài cây thủy sinh, khi gia súc uống nước, ăn phải cỏ, rau có kén sẽ nhiễm sán lá gan. Vào cơ thể ký chủ màng kén bị phân hủy và giải phóng ấu trùng. Ấu trùng tiếp tục di chuyển đến ống dẫn mật, ở lại đó và phát triển đến giai đoạn trưởng thành
-Bệnh nhân mệt mỏi, có cảm giác đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, có thể sốt hoặc đau khớp, đau cơ và mẩn ngứa... Một số trường hợp sán lá gan lớn gây áp xe gan, bệnh nhân đau hạ sườn phải dữ dội, sốt, gan to. Nếu khối áp xe vỡ lên phổi có thể gây tràn dịch màng phổi, bệnh cảnh nặng nề.
-Các biện pháp phòng bệnh giun sán:
+Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi ăn -thường xuyên tắm rửa,
+Không đi chân đất,
+Không để trẻ bò lê la dưới đất.
+Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Giun đũa có tên khoa học là Ascaris lumbricoides. Khác với các loài ký sinh trùng khác, đây là loại giun có kích thước khá lớn, như một con giun cái trưởng thành có chiều dài từ 20 đến 25 cm, giun đực là từ 15 đến 17cm. Giun có màu sắc trắng hay hồng, phần thân tròn còn phần đầu và phần đuôi thì thon nhọn. Vị trí ký sinh của giun đũa là ở ruột non của người.
Khi giun đũa cái đẻ trứng, nếu rơi vào trong đất, sau khoảng hai tuần, trứng giun sẽ phát triển thành ấu trùng giun. Nhiệt độ môi trường bình thường là vô cùng thuận lợi để ấu trùng giun tiếp tục vòng tuần hoàn. Trứng giun chỉ bị tiêu diệt với nhiệt độ từ trên 60 độ C. Chính thói quen đi chân đất, tiếp xúc môi trường bên ngoài mà không có dụng cụ, phương tiện bảo vệ, không vệ sinh tay sạch sẽ... là nguyên nhân gây bệnh
Ngoài ra, trẻ em cũng thường dễ bị nhiễm giun hơn người lớn, trẻ ở nông thôn cũng có tỷ lệ nhiễm giun cao hơn trẻ ở thành thị. Do trẻ nhỏ thường chưa có ý thức vệ sinh cá nhân, hay đi chân trần, cho tay vào miệng, nuôi dưỡng trong môi trường nhà trẻ... nên đây là điều kiện dễ lây truyền.
Ở các vùng nông thôn, mặc dù đã có nhiều khuyến cáo, tập quán ăn rau sống, dùng phân tươi bón rau vẫn còn tồn tại. Trứng giun thải ra trong phân không được loại trừ dù cho có rửa rau kỹ lưỡng nhiều lần. Con đường lây nhiễm tạo thành vòng luẩn quẩn.