Câu 29. Các đại diện của sâu bọ, môi trường sống của chúng. Câu 30. Tập tính của sâu bọ. Câu 31. Các biện pháp tiêu diệt sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường. Câu 32. Hô hấp của trùng roi xanh, trùng biến hình, trùng giày. Câu 33. Hô hấp của hải quỳ, sứa . Câu 34. Hô hấp của sán lá gan, giun đũa, giun đất. Câu 35. Hô hấp của ốc sên, tôm, trai, mực . Câu 36. Hô hấp của nhện và châu chấu. Câu 37. Kiểu gì chuyển của trùng roi xanh, trùng biến hình, trùng giày. Câu 38. Kiểu di chuyển của thủy tức, sứa, hải quỳ. Câu 39. Kiểu gì chuyển của sán lá gan, giun đũa, giun đất. Câu 40. Kiểu di chuyển của trai, ốc sên, mưc. Câu 41. Kiểu gì chuyển của tôm , nhện, châu chấu. Câu 42. Động vật được nhân nuôi. Câu 43. Động vật làm hại thực vật, động vật hại hạt ngũ cốc. Câu44. Động vật truyền bệnh gây hại cơ thể người và động vật, thực vật. Câu 45. Động vật có giá trị làm thuốc chữa bệnh. Câu 46. Động vật có giá trị dinh dưỡng. Câu 47. Động vật thụ phấn cho cây trồng. Câu 48. Động vật tắt diệt các sâu hại. Câu 49. Các bạn biện pháp bảo vệ, phát triển giun đất. Câu 50. Động vật có giá trị xuất khẩu. Mong người giúp em với ạ ^^

2 câu trả lời

Câu 29. Các đại diện của sâu bọ, môi trường sống của chúng.

=> Các đại diện của lớp Sâu bọ: 

- Bọ ngựa, sống trên mặt đất

- Ấu trùng chuồn chuồn, sống ở trong nước

- Ve sầu, sống ở trên cây

Câu 30. Tập tính của sâu bọ.

=> Các tập tính ở sâu bọ:

- Tự vệ, tấn công

- Dự trữ thức ăn

- Sống thành xã hội

- Chăn nuôi động vật khác

- Đực, cái nhận biết nhau bằng tín hiệu

- Chăm sóc thế hệ sau

Câu 31. Các biện pháp tiêu diệt sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường.

=> Các biện pháp tiêu diệt sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường:

- Biện pháp thủ công: bắt sâu bọ gây hại bằng tay, bẫy đèn...

- Sử dụng các loại giống chống sâu, bệnh hại.

- Phá tổ của những loài động vật gây hại cho cây trồng

Câu 32. Hô hấp của trùng roi xanh, trùng biến hình, trùng giày.

=> Hô hấp của:

- Trùng roi xanh: nhờ sự trao đổi khí qua màng tế bào

- Trùng biến hình: sự trao đổi khí thực hiên qua bề mặt cơ thể

- Trùng giày: trao đổi khí qua màng cơ thế

Câu 33. Hô hấp của hải quỳ, sứa.

=> (Câu này mik ko biết, sr)

Câu 34. Hô hấp của sán lá gan, giun đũa, giun đất.

=> Hô hấp của:

- Sán lá gan: Không có cơ quan hô hấp

- Giun đũa: Chưa có cơ quan hô hấp chuyển hóa

- Giun đất: hô hấp qua da

Câu 35. Hô hấp của ốc sên, tôm, trai, mực .

=> Hô hấp của:

- Ốc sên: + Ốc sên trên cạn hô hấp bằng phổi

                + Ốc sên dưới nước hô hấp qua da.

- Tôm: cơ quan hô hấp là cơ quan mang

- Trai: hô hấp bằng mang và động tác đóng mở vỏ

- Mực: thở bằng mang nhưng mang của chúng nằm ở bên trong bụng nên ta không nhìn thấy.

Câu 36. Hô hấp của nhện và châu chấu.

=> Hô hấp của:

- Nhện: qua khe thở

- Châu chấu: có hệ thống ống khí xuất phát từ các lỗ thở ở 2 bên thành bụng

Câu 37. Kiểu di chuyển của trùng roi xanh, trùng biến hình, trùng giày.

=> Kiểu di chuyển của:

- Trùng roi xanh: Dùng roi xoáy vào nước giúp cơ thể di chuyển

- Trùng biến hình: Dồn chất nguyên sinh về phía trước tạo thành chân giả

- Trùng giày: vừa tiến vừa xoay nhờ các lông bơi bao quanh cơ thể

Câu 38. Kiểu di chuyển của thủy tức, sứa, hải quỳ.

=> Kiểu di chuyển của:

- Thủy tức: theo kiểu lộn đầu hoặc kiểu sâu đo

- Sứa: di chuyển "phản lực", tiến về phía ngược lại.

- Hải quỳ: hải quỳ là loài sống bám, nên cộng sinh với tôm ở nhờ để di chuyển

Câu 39. Kiểu di chuyển của sán lá gan, giun đũa, giun đất.

=> Kiểu di chuyển của:

- Sán la gan: luồn lách bằng cách chun giãn, phồng dẹp cơ thể nhờ cơ vòng và cơ lưng bụng.

- Giun đũa: cong cơ thể lại và duỗi ra

- Giun đất: Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi. Sau đó dùng vòng tơ làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước.

Câu 40. Kiểu di chuyển của trai, ốc sên, mực.

=> Kiểu di chuyển của:

- Trai: theo đường thẳng

- Ốc sên: theo kiểu lượn sóng

- Mực: theo kiểu "phản lực" (giống như sứa nhưng di chuyển về phía trước)

Câu 41. Kiểu di chuyển của tôm , nhện, châu chấu.

=> Kiểu di chuyển của:

- Tôm: bò, nhảy giật lùi, bơi

- Nhện: bò bằng 4 đôi chân bò

- Châu chấu: có thể bò bằng 3 đôi chân trên cây, hay nhảy từ cây này sang cây khác bằng đôi chân sau.

Câu 42. Động vật được nhân nuôi. (Câu này mình chưa hiểu lắm)

Câu 43. Động vật làm hại thực vật, động vật hại hạt ngũ cốc.

=> Động vật làm hại thực vật: chuột, ruồi, kiến, gián...

       Động vật làm hại ngũ cốc: Mọt

Câu44. Động vật truyền bệnh gây hại cơ thể người và động vật, thực vật.

=> Động vật truyền bệnh gây hại cơ thể người, động và thực vật: Muỗi Anophen (bệnh sốt rét), muỗi vằn (sốt xuất huyết)...

Câu 45. Động vật có giá trị làm thuốc chữa bệnh.

=> Động vật có giá trị làm thuốc chữa bệnh: Ong mật, nhện, bọ cạp, các loài bò sát

Câu 46. Động vật có giá trị dinh dưỡng.

=> Động vật có giá trị dinh dưỡng: Tôm, mực, sò, hến, cá, nhộng ong, sứa, sò huyết...

Câu 47. Động vật thụ phấn cho cây trồng.

=> Động vật thụ phấn cho cây trồng: các loài bướm, ong...

Câu 48. Động vật tắt diệt các sâu hại.

=> Động vật diệt các sâu hại: bọ ngựa, kiến, ong, nhện, bọ rùa...

Câu 49. Các bạn biện pháp bảo vệ, phát triển giun đất.

=> Biện pháp bảo vệ, phát triển giun đất: 

- Bảo vệ môi trường đất

- Không làm hại đến giun đất

Câu 50. Động vật có giá trị xuất khẩu.

=> Động vật có giá trị xuất khẩu: sò huyết, mực, các loại tôm, các loại cá, gia súc hay gia cầm.

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

c29 :

- các đại diện của sâu bọ là : bọ ngựa , chuồn chuồn , ong , kiến , mối , bướm .... 

- môi trường sống của chúng rất đa dạng thường ở dưới nước , trên cạn , kí sinh và trên không 

C30: 

Tập tính của sâu bọ là :

+tự vệ , tấn công 

+dự trữ thứ ăn 

+ cộng sinh để tồn tại 

+ sống thành xã hội 

+ chăm sóc thế hệ sau 

C31: 

Cách tiêu diệt sâu bọ có hại mà an toàn mtr là :

+nuôi trồng rau trong nhà kính 

+nuôi ong mắt đô để diệt sâu đục thân 

+dùng bẫy đèn bắt các loại sau rầy hại mùa màng 

C32:

Hô hấp của trùng roi xanh : trao đổi khí qua các màng tế bào  , không bào co bóp tập trung nước thừa cùng sản phẩm tiết rồi thải ra ngoài , góp phần điều chỉnh áp suất thẩm thấu của cơ thể

Hô hấp của trùng biến hình là trao đổi khí qua màng cơ thể 

C33: 

Hô hấp của hải quỳ là bằng toàn bộ bề măth cơ thể 

Chỉ nhớ có vậy thoi